Tìm kiếm: Bệnh viện Chợ Rẫy

Khốc liệt hơn Bắc Giang rất nhiều

Nhận định về BN giữa tình huống dịch tại Bắc Giang và TP.HCM, BS Linh cho biết ở Bắc Giang số ca nhiễm chủ yếu tại các công ty, khu công nghiệp, nên có thể khoanh vùng. Đa số các ca mắc Covid-19 ở Bắc Giang là những người trẻ với tổng cộng khoảng 5.000 - 6.000. Do vậy, số BN nặng không nhiều, áp lực công việc căng nhưng cũng đỡ hơn. Còn ở TP.HCM đợt này, tỷ lệ BN cao hơn rất nhiều, con số BN lên đến vài chục ngàn. “Hầu hết BN nằm ở đây trên 60 tuổi, BN trẻ cũng có nhưng không quá nhiều”, BS Linh nói.

TP.HCM sẵn sàng phương án khi có 60 nghìn người mắc Covid-19

Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới có khoảng 30.000 giường điều trị cho các ca mắc COVID-19 và đang triển khai thêm nhiều khu tiếp nhận, điều trị F0, dự trù cho con số 60.000 ca nhiễm.

Bệnh viện điều trị COVID-19, bệnh viện dã chiến ở TP.HCM cấp bách tìm máy thở, nguồn oxy

Số ca mắc COVID-19 tăng kéo theo tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng cũng nhiều lên, việc trang bị các thiết bị y tế để kịp thời cấp cứu, hồi sức cho bệnh nhân nguy kịch như máy thở, oxy, máy thở di động, khẩu trang N95, đồ bảo hộ… trở nên cấp bách.

Bác bỏ tin đồn "xác chết hàng loạt vì Covid-19 tại bệnh viện Chợ Rẫy"

Theo VAFC, hiện trên mạng xã hội đang tràn lan hình ảnh xác chết ở Indonesia nhưng bị một số tài khoản Facebook tung tin đây là hình ảnh xác chết của bệnh nhân covid-19 tại TP HCM. Các tài khoản Facebook này còn khẳng định đây là "hình ảnh tại bệnh viện Chợ Rẫy"

Cuộc chiến chống dịch tại TP.HCM: 7 ngày quyết định

 

TP.HCM đã đi được nửa chặng đường giãn cách theo chỉ thị 16. Thời gian càng thu hẹp nhưng số ca mắc, tử vong đang tăng. Liệu TP.HCM có tận dụng được "thời gian vàng" khống chế dịch bệnh, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới?

Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn: Tuyệt đối không được từ chối người bệnh đến cấp cứu

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi đến các cơ sở y tế về việc đảm bảo công tác cấp cứu cho người bệnh, theo đó tất cả đơn vị tuyệt đối không được từ chối người bệnh đến cấp cứu trong mùa dịch COVID-19.

Tận dụng triệt để 15 ngày dập dịch

Một số chuyên gia, lãnh đạo, người dân... đề xuất ý kiến về việc TP.HCM cần làm gì trong 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 để có thể dập dịch COVID-19 thành công, bắt đầu từ hôm nay 9-7.

TP.HCM được phân bổ 100.000 liều vắc xin Covid-19 đợt 7 *Lô vắc xin đầu tiên (400.000 liều) trong 1 triệu liều vắc xin mà Chính phủ Nhật Bản tài trợ đợt 2 đã đến Tân Sơn Nhất, TP.HCM.

TP.HCM vừa thực hiện xong chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 vào ngày 30.6, Bộ Y tế cấp tiếp cho TP.HCM 100.000 liều trong ngày 2.7.

Nghệ sĩ Việt: "Sài Gòn dễ thương, kiên cường chống dịch"

Ngoài việc trực tiếp xung phong vào “tâm dịch”, nhiều nghệ sĩ chọn cách khác để cùng người dân cả nước nói chung và Sài Gòn nói riêng vượt qua dịch bệnh. Trong đó, một số nghệ sĩ âm thầm đi hiến máu nhằm bổ sung vào "ngân hàng máu" của các bệnh viện, lặng lẽ tặng cơm từ thiện/tiền cho người dân nghèo và chủ động chia sẻ những câu chuyện cảm động, những thông tin tích cực nhằm động viên tinh thần người dân. 

VÀO ĐIỂM NÓNG CHỐNG DỊCH

Lao vào thực tế suốt ngày đêm, nhà báo cảm nhận chính quyền và ngành y tế TP.HCM đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, thời gian, tiền của để chống dịch với mục tiêu duy nhất là mang lại sự bình yên cho người dân, phát triển kinh tế, sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Trong đó, phải kể đến lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch.

TP.HCM tiêm vắc xin cho ai khi nhận 800.000 liều được Nhật tặng?

Với 800.000 liều được phân bổ trong đợt thứ 4, ngoài các đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21, TP.HCM dự kiến tiêm chủng cho các đối tượng: người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.

Bộ Y tế lập bộ phận thường trực tại TP.HCM hỗ trợ chống dịch Covid-19

Bộ trưởng Bộ Y tế phân công PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, là Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế để hỗ trợ chống dịch Covid-19 (lần 2, gọi tắt là Bộ phận thường trực đặc biệt) tại TP.HCM.