Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng nay, 3/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Trong các ngày 9 và 10/9/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các đề án.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp) cùng hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Các đối tác mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do có độ phủ rộng hầu hết các châu lục, với gần 60 nền kinh tế có GDP chiếm gần 90% GDP thế giới
Ngày 1/7/2022, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 14-CT/TW) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới. Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn Chỉ thị.
Nhân dịp kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 20/6, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp mặt các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố.
Sáng 20/6, tại Bình Dương, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" chủ trì Hội nghị các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương khu vực phía nam để đóng góp ý kiến cho Dự thảo Đề án.
Sáng 19-5, Học viện Chính trị Khu vực II tổ chức tọa đàm khoa học nghiên cứu, trao đổi những nội dung trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hôm nay kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ người Việt Nam noi theo, học tập, nỗ lực xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như Người hằng mong ước.
Với quyết tâm cao và làm việc khẩn trương, dự thảo lần thứ nhất Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đã được hình thành.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội phải là xã hội có trình độ phát triển cao hơn và là phương thức giải quyết mâu thuẫn phát triển xã hội hiệu quả hơn so với chủ nghĩa tư bản. Do đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học và sự kiểm định của thực tiễn.
Ngày 5/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình và giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022, việc triển khai các công trình giao thông trọng điểm quốc gia.