Sau trận mưa lũ lịch sử trong tháng 10.2020, nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân tại tỉnh Quảng Trị đối diện với nguy hiểm khi những quả đồi xuất hiện các vết nứt lớn, có nguy cơ bị sạt lở bất cứ lúc nào.
Ngày 7.11, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết qua tổng hợp từ các địa phương từ đầu năm đến ngày 6.11, thiên tai làm 275 người chết, 65 người mất tích, tổng thiệt hại kinh tế hơn 33.449 tỉ đồng.
Bộ TN-MT được Chính phủ giao là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm về hiệu quả đề án điều tra hiện trạng, cảnh báo sạt lở đất vùng núi Việt Nam. Đề án này được duyệt chi kinh phí 600 tỉ đồng.
Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.
Với những hiểm họa của môi trường do biến đổi khí hậu gây nên, việc tích hợp kỹ năng phòng chống thiên tai vào trong những hoạt động dạy học đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nói về vấn đề nóng bỏng là mưa lũ miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tác hại của thiên tai rất lớn, cần phải đánh giá toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người.