Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người “là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”(1). Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.
Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 25 người; Thường vụ Quân ủy Trung ương có 6 người, trong đó có 3 lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cần thúc đẩy việc học tập Bác trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng cán bộ, đảng viên và người dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12-6-2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Báo Sài Gòn Giải Phóng trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Sáng nay 12-6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự, chủ trì hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 05.
.
Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, với khát vọng phát triển đất nước mãnh liệt, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS.TS Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng CSVN - đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá với định hướng văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước. Các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa đã bồi đắp và khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay sau khi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, vào sáng 23-5, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí. Báo SGGP xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lúc 6 giờ 30, cử tri Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới Khu vực bầu cử số 4, tại số 58 Nguyễn Du (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) để bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."