Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.
Sau những kênh Khá Bảnh, Dũng Trọc..., trên Youtube vẫn có hàng chục kênh của những kẻ đóng mác "giang hồ mạng" với hàng trăm video có nội dung bạo lực, cổ xuý hành động bạo lực, nhuốm màu luật rừng thay cho luật pháp. Mô típ chung là những câu chuyện “anh hùng nghĩa hiệp”, “giải cứu kẻ yếu thế” rồi câu view, kiếm tiền quảng cáo. Những video bạo lực tràn lan thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube, đang ngày ngày đầu độc người dùng internet ở Việt Nam. Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt bài trừ thông tin xấu, độc và nhảm nhí để làm trong sạch không gian mạng.
Sáng 2-11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường về đề nghị chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Nói về vấn đề nóng bỏng là mưa lũ miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tác hại của thiên tai rất lớn, cần phải đánh giá toàn diện hơn để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người.
Nhận được hàng cứu trợ là lương thực, thực phẩm sau nhiều ngày bị cô lập vì mưa lũ gây sạt lở, nhiều người dân 2 xã Phước Lộc và Phước Thành, H.Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã không kìm được nước mắt.
Ngày 1-11, nhiều khu dân cư tại Quảng Nam còn bị cô lập. Hàng ngàn người dân và cán bộ chiến sĩ đã gùi hàng lên đường, mong kịp đưa lương thực đến với bà con.