Bộ KH&ĐT vừa công bố dự thảo “Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế” để lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý là cảnh báo về tình trạng các công ty cho vay ngang hàng (P2P) nước ngoài đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 4-12, tổ liên ngành UBND phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP.HCM) kiểm tra việc chấp hành đeo khẩu trang của người dân ở những khu vực công cộng, nơi tập trung đông người.
(Thanhuytphcm.vn) – Sau 1 ngày làm việc, chiều 4/12, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã bế mạc. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP, theo dõi, chỉ đạo Đảng bộ TP. Tại phiên bế mạc, các đồng chí Thành ủy viên đã biểu quyết thông qua Nghị quyết hội nghị.
Hơn trăm người không đeo khẩu trang "túm năm tụm ba", vô tư vui chơi, chuyện trò giữa lúc dịch COVID-19 phức tạp ở TPHCM.
TPHCM đã cấm xe 3-4 bánh tự chế từ năm 2008, nhưng hiện nay, loại phương tiện này vẫn tung hoành trên phố, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, gây kẹt xe, mất trật tự đô thị. Đáng nói là những phương tiện này thường không có giấy đăng ký, đăng kiểm, nhưng các cơ quan chức năng, cụ thể là CSGT, ngành GTVT vẫn chưa chấn chỉnh triệt để được tình trạng này.
Ngày 1-12, trao đổi với báo giới tại buổi họp báo về nghị định 126 hướng dẫn Luật quản lý thuế, ông Đặng Ngọc Minh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho hay tới đây Bộ Tài chính sắp có thông tư hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới vào Việt Nam thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Theo nghị định 137 có hiệu lực từ 11/1/2021, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết, sinh nhật... Dù mới ban hành ít ngày nhưng nghị định này đã nhận được rất nhiều ý kiến, bàn luận của xã hội. Nhiều người cho rằng từ nay có thể thoải mái đốt pháo, không lo bị phạt như trước. Tuy nhiên, không phải loại pháo nào cũng được cho phép sử dụng.
(CLO) Từ 01/12/2020, nhiều mức phạt trong hoạt động báo chí tăng mạnh, theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Trong đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.