Tìm kiếm: Kinh tế

TP.HCM: Cán bộ bị dồn việc khi giảm gần 2.300 người

Sáng 9-7, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm đã trình HĐND TP về quy định số lượng, chức danh và chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở phường/xã, thị trấn.

(PL)- Các đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng nếu giảm 2.299 người hoạt động không chuyên trách, với số cán bộ còn lại thì khó đảm đương công việc.

_Các đại biểu từ các quận phản đối, cho rằng cán bộ được giữ lại quá ít, không đủ sức để thực hiện nhiệm vụ.

TPHCM nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư

Ban chỉ đạo Cải cách hành chính TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, qua đó nâng cao chỉ số PCI của TPHCM.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019, TPHCM xếp vị trí thứ 14, trong khi, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ TPHCM đặt mục tiêu phấn đấu đưa thành phố vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng PCI. Vì vậy, TPHCM đưa ra nhiều giải pháp nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, qua đó nâng cao chỉ số PCI.

 

Khai mạc kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa IX: Thảo luận và đưa ra những giải pháp hỗ trợ khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 9/7, kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa IX đã chính thức khai mạc. Tham dự có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Tô Thị Bích Châu; đại diện Văn phòng Chính phủ; các đại biểu HĐND TP, các sở, ngành, quận, huyện và đại diện cử tri TP.

 

Thủ tướng nghe hiến kế về chính sách tài chính, tiền tệ

Theo Thủ tướng, cần nhận diện rõ rủi ro, đưa ra các biện pháp điều hành đồng bộ, hiệu quả hơn để giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4%. Khác với đa số các nước, dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ của chúng ta còn khá lớn cho kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng đề nghị các thành viên Hội đồng khuyến nghị giải pháp, chính sách cụ thể, mức độ, liều lượng, thời điểm nào cho phù hợp, làm thế nào để vực dậy các ngành, các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, nhất là dịch vụ, du lịch.

Đẩy mạnh giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Ngày 8-7, tại hội nghị trực tuyến Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố năm 2020 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu cho biết:

_Việc triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp chưa hiệu quả, thủ tục còn rườm rà. Cần kiến nghị Chính phủ sửa ngay Nghị định 64 của Chính phủ về tiếp nhận các khoản ủng hộ.

Ngày 15/8, khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ

(CLO) Ngày 15/8/2020, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ được khai trương.

Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ là hệ thống thu thập, tích hợp dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tổng hợp, phân tích dữ liệu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; là kênh giao tiếp thúc đẩy mối quan hệ trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Tiếp tục triển khai hiệu quả ‘ngoại giao trực tuyến’

Chiều 8/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát kết quả triển khai công tác của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2020 và đề xuất các phương hướng, nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 2020.

Trong thời gian qua, "ngoại giao trực tuyến" và “ngoại giao Covid” đã được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, qua đó tiếp tục duy trì và thúc đẩy đà quan hệ, gia tăng tin cậy với các nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Giao thông - Điểm nghẽn lớn nhất cho phát triển TPHCM

Phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 vào ngày 8-7, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh những điểm vượt trội về kinh tế - xã hội của TPHCM trong thời gian qua. Thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế của TPHCM

Ông Nhân phát biểu:

_TP HCM giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế.

_TP HCM là địa phương thực hiện đô thị thông minh và số hóa thành phố.

_Các hạn chế: tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, hợp tác vùng còn chậm, người lao động còn khó khăn.

_Điểm nghẽn lớn nhất là giao thông phát triển chậm.

_Tỷ lệ ngân sách để lại cho TPHCM thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

_Dịch vụ hạ tầng cũng còn hạn chế.

_Vấn đề ngập nước được cải thiện.

_Thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các quận - huyện và Đại hội đại biểu TP lần thứ XI và đạt được nhiều kết quả quan trọng

 

Chiến thắng 30-4-1975 – Đỉnh cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân

Ngày 8-7, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng 30-4-1975 – Đỉnh cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”.

Hội thảo nhằm làm sâu sắc hơn những nhân tố quan trọng đã làm nên thắng lợi lịch sử này; khẳng định vị trí, vai trò của Chiến thắng 30-4 trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; qua đó, đúc rút những kinh nghiệm quý, những bài học hay để vận dụng, phát huy vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

_Đại biểu phát biểu về vai trò xuất sắc của Đảng trong chiến thắng, ý nghĩa của chiến thắng 30/4 trong lịch sử.

_Giới thiệu tham luận “Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 - đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch tiến công”

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân: Hỗ trợ để doanh nghiệp không bị phá sản.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 42 diễn ra hôm nay 7-7, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân lo lắng về nguy cơ doanh nghiệp phá sản vì khi phá sản rồi thì không trở lại được. 

Ông Nhân phát biểu:

_TPHCM phải giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế.

_Thời gian qua, ngân sách TP HCM giảm tư 33% còn 18%

_Nhiều chỉ tiêu của TP HCM không tăng không giảm, tốc độ tăng trưởng so với cả nước giảm.

_quỹ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ (không kể bất động sản) hiện chỉ chiếm gần 5% quỹ đất toàn TP, tức khoảng 10.000ha. Trong khi đó, công nghiệp, dịch vụ lại đóng góp hơn 99% trong cơ cấu kinh tế TP. Điều này, theo đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM là bất hợp lý.

_TP HCM đã hoàn thành tốt việc chống dịch bệnh trong thời gian qua, và chương trình 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp (ông Nhân nêu số liệu...).

_8.000 doanh nghiệp trên địa bàn tạm ngưng hoạt động do Covid-19 trong thời gian qua, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thắc mắc, đến nay đã có bao nhiêu doanh nghiệp được hỗ trợ? Kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến tháng 9-2020 hỗ trợ đến 90%, nhưng đến nay có bao nhiêu doanh nghiệp đã được hỗ trợ tiền (cho chủ doanh nghiệp, cho người lao động) cần được thông tin chi tiết hơn.

_ông Nhân đánh giá 7 chương trình đột phá: cấp thoát nước, môi trường, giao thông, dịch vụ xã hội, hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mỗi người có một smartphone, mỗi nhà một đường cáp quang tốc độ cao

Bộ trưởng bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 8 công việc bộ TTTT phải làm trong thời gian tới: 

_tham mưu cho các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp ủy và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này.

_đề xuất bổ sung thêm nhiệm vụ và nghiên cứu phương án đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT-TT cũng sẽ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.

_đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021.

_hỗ trợ 100% các địa phương triển khai nền tảng kết nối liên thông dữ liệu.

_hỗ trợ 100% các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, ngay trong năm 2020 này.

_mỗi người có một smartphone (điện thoại thông minh)

_mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.

_phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.

Việt Nam mong muốn giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống tại Trung Á

Phát biểu của các nước và VN trong cuộc họp ASEAN về UNRCCA (hoạt động của Trung tâm Ngoại giao Phòng ngừa của LHQ tại Trung Á), tập trung vào các vấn đề như

_hỗ trợ các nước khu vực Trung Á ứng phó với đại dịch COVID-19,

_thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống khác như chống khủng bố và bạo lực cực đoan, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý vấn đề quản lý nguồn nước xuyên biên giới, nâng cao sự tham gia của phụ nữ và thanh niên trong lĩnh vực ngoại giao phòng ngừa.