15/9 là cột mốc mà người dân và chính quyền TP.HCM đều hướng tới sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội. Thành phố đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, từng bước mở cửa lại nền kinh tế đã “đóng băng” nhiều tháng qua.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp (DN) ở TP HCM thực hiện mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường - 2 điểm đến" nhằm thực hiện 2 mục tiêu cốt lõi: thực hiện hợp đồng đơn hàng để không bị mất khách hàng, thị trường; tạo thu nhập cho cán bộ, nhân viên.
Tính đến ngày 3-9, toàn TP có 108.955 F0 điều trị tại nhà. Trong đó, số F0 đang cách ly, theo dõi tại nhà là 82.914 trường hợp. 26.041 trường hợp còn lại là những bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện về và tiếp tục theo dõi tại nhà. |
Đội ngũ y bác sĩ và lực lượng quân đội, công an... không quản nắng mưa, ngày đêm tận lực hỗ trợ người dân, tận tâm chăm sóc, điều trị người bệnh mắc Covid-19.
Luật sư Hà Hả (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) nhấn mạnh:
“Nếu cán bộ, công chức địa phương thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao trong công tác kiểm tra, giám sát F0. Dẫn đến tạo nguồn cơn lây lan dịch bệnh, khó kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng theo luật định, thì cán bộ, công chức liên quan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 360 bộ luật Hình sự năm 2015”.
Gặp gỡ các nhà khoa học, chuyên gia y tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát đi thông điệp rằng phải thích nghi an toàn với dịch bệnh, chuyển đổi chiến lược chứ không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi được.
Nếu tăng tốc tiêm mũi 2 và giả sử dịch được kiểm soát giữa tháng 9, TP.HCM có thể tính các bước nới lỏng. Giữa tháng 10, đa số hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng hoạt động.
15/9 là cột mốc mà người dân và chính quyền TP.HCM đều hướng tới sau hơn 3 tháng giãn cách xã hội. Thành phố đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, từng bước mở cửa lại nền kinh tế đã “đóng băng” nhiều tháng qua.
Ngày Quốc Khánh 2/9 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ, đúng vào lúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức phòng, chống đại dịch Covid-19 để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Cùng với công lao to lớn của lực lượng tuyến đầu, đó là các y bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ, các lực lượng vũ trang, các nhà báo, tổ Covid cộng đồng, các tình nguyện viên, tổ thiện nguyện... đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả vào công cuộc phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 1/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi gặp, làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành y tế.
Ngày 29.7, nhận được chuyến hàng của giáo phận Vĩnh Long tặng Sài Gòn, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chia sẻ với những nơi hỗ trợ bữa ăn cho các khu cách ly, các cộng đoàn tu sĩ, các đơn vị tình nguyện; và bếp thiện nguyện của chùa Vĩnh Nghiêm - nơi đang góp phần phục vụ các bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến đầu.