Các tỉnh miền Trung đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại phải lo ứng phó cơn bão số 5. Chính quyền các địa phương phải vừa đảm bảo an toàn cho dân trong bão lụt, vừa đảm bảo nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19 trong khi Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn về chống dịch ở vùng có thiên tai.
Nhiều báo uy tín của Bỉ như Brussels Times, EU Today với hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng, đã đăng tin, bài đánh giá chuyến thăm Bỉ và Nghị viện châu Âu (EP) của Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đã tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Bỉ nói riêng và Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EU) nói chung, phát triển lên tầm cao mới.
Trong chuyến thăm và làm việc tại EU của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ghi dấu ấn với dự án điện gió ngoài khơi 30 tỉ USD.
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 21/9/1973 và phát triển nhanh chóng. Năm 1995, Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm chính thức và hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2009. Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Sáng 5/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP 5) tại Cộng hòa Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan, theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen.
Ngày 4/9, Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết đã hướng dẫn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn cấp giấy đi đường trực tuyến; thời gian áp dụng từ 8h ngày 5/9.
Không chỉ ở phạm vi 24 quận, huyện, TP.HCM còn đối diện với yêu cầu phải giải quyết những loại ô nhiễm liên vùng.
Đáng lo hơn, TP đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự lan truyền ô nhiễm nguồn nước từ khu vực thượng nguồn đổ xuống dọc các tuyến sông chính: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông. Các khu vực nóng về ô nhiễm hiện nay là suối Nhum, kênh Ba Bò (liên vùng Bình Dương - TP.HCM); kênh Thầy Cai - An Hạ, sông Chợ Đệm - Cần Giuộc (TP.HCM và Long An).
Làn sóng Covid-19 thứ 4 cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Nam. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 8 tháng năm 2021 có tới 85.500 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 24,2% so với cùng kỳ, trong đó TP HCM có tới 24.000 DN, chiếm 28,1% tổng số DN rút lui.
Từ ngày mai (1.9) khi Thông tư 09/2021 có hiệu lực, người dân đi làm thủ tục liên quan đến đăng ký đất đai không cần phải mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.