Thân nhân người qua đời vì Covid-19 ở TP.HCM nghẹn ngào, xúc động khi nhìn thấy tro cốt người thân mình được chính quyền địa phương đưa về nhà.
Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.
Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nêu rõ, TP.Hồ Chí Minh phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15.9.2021. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1.9.2021.
Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: 30 ngày vừa qua có thể nói là khoảng thời gian rất khó khăn và gian nan mà TPHCM đã và đang phải trải qua; cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TPHCM đang căng mình chống dịch, trong đó có sự hỗ trợ, chia sẻ rất lớn từ Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, những nỗ lực của TPHCM đã có những tín hiệu tích cực sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ (trong đó có 1 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16), được Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá là đã đi đúng hướng và có hiệu quả. Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh "thấm sâu" vào cộng đồng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ khi TP có dịch đến nay đã có hơn 62.106 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện.
Sau hơn 2 tuần chuyển chiến lược sang tập trung cho công tác điều trị, những chỉ số về tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM có nhiều biến động đáng chú ý. Điểm sáng trong quãng thời gian này là số bệnh nhân được xuất viện lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.
Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các cơ quan báo chí được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, miễn tiền phạt chậm nộp thuế. Đồng thời, cho phép các cơ quan báo chí được sử dụng quỹ phát triển sự nghiệp để chi cho một số hoạt động phục vụ công tác bảo vệ, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong cơ quan như mua sắm vật tư, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch của cơ quan và phóng viên tác nghiệp tại hiện trường; bổ sung trang thiết bị công nghệ phục vụ các kênh họp chuyên môn trực tuyến hoặc tổ chức các sự kiện trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch; điều tiết bổ sung cho Quỹ bổ sung thu nhập, đảm bảo để cán bộ, phóng viên an tâm tác nghiệp trong thời gian tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.
40 tổng đài viên 115 cùng lúc hoạt động, mỗi ngày 3 ca, liên tục 24/24 để tiếp nhận cuộc gọi cấp cứu của người dân TP.HCM. Một tổng đài viên 115 mỗi ngày có thể nghe và gọi đến cả trăm cuộc, chủ yếu liên quan bệnh nhân Covid-19...
Theo Bộ Công thương, sau thời gian doanh nghiệp áp dụng sản xuất giải pháp “3 tại chỗ” (3T) đã bộc lộ một số bất cập nhất định nên Bộ đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất an toàn.
“Trước mắt sẽ tạm thờ tro cốt người dân qua đời vì Covid-19 tại chùa Long Hoa, để sau đó thân nhân đến nhận và thờ tự theo nguyện vọng gia đình”.
Bên cạnh đó, Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM cũng sẵn sàng hỗ trợ áo quan miễn phí, không chỉ cho người qua đời vì Covid-19 và cho người dân không may qua đời trong lúc thực hiện giãn cách xã hội không có người thân, hoặc người thân đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly và điều trị Covid-19.
GHPGVN TP.HCM chọn chùa Long Hoa làm nơi thờ tạm tro cốt của người dân qua đời vì Covid-19, mà người thân có mong muốn để tạm trong chùa khi chưa có thân nhân tiếp nhận, hoặc thân nhân đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly, điều trị.