Việt Nam đang trải qua đợt dịch nặng nề nhất từ trước đến nay, đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Số ca bệnh đã lên đến hơn 290.000 ca và điều đau lòng nhất là con số tử vong đã hơn 6000.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, TP.HCM có hơn 1,2 triệu người dân đang gặp khó khăn cần nhận hỗ trợ để tiếp tục duy trì cuộc sống trong những ngày giãn cách xã hội.
Số ca nhiễm Covid-19 trong công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã lên tới 29.910 người (chiếm 11,44% tổng số ca nhiễm) trên địa bàn 50 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có 99.884 CNVCLĐ đang là F1.
Đại tá Phùng Đức Thắng, Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho biết có nhiều phần mềm khai báo y tế nên người dân dùng "phần mềm nào cũng được".
Nhiều người về quê tự phát bị chặn lại ở cửa ngõ phía Đông, TP Thủ Đức, ngồi vạ vật giữa trưa nắng mong được qua chốt kiểm soát.
TPHCM ưu tiên tối đa công tác phòng chống dịch và đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết nên phải quyết định kéo dài giãn cách thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca mắc Covid-19 về mức thấp nhất. Một trọng tâm khác là ứng dụng hiệu quả các giải pháp điều trị và giảm nhanh số ca tử vong, tăng cường tỷ lệ tiêm vaccine.
Cuộc “tiếp sức” bắt nguồn từ một lá thư tâm sự của một Giám đốc bệnh viện gửi tới toàn thể y bác sĩ của mình. Cuộc “tiếp sức” ấy bắt đầu từ việc Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh kêu gọi các cơ quan báo chí đồng hành, chung tay bằng chính kinh phí trích ra từ mỗi tòa soạn báo. Sự đóng góp “ngoài sức mong đợi” là món quà ấm áp trong mùa dịch, là sự sẻ chia... của người làm báo với lực lượng tuyến đầu.
Trong ngày 13-8, TPHCM đã tiêm vaccine phòng Covid-19 cho 93.993 người, trong đó có 17.916 liều vaccine Vero Cell của Sinopharm.