Ngày 1-7, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 68 với 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tổng số tiền hỗ trợ khoảng 26.000 tỷ đồng.
Cục Hàng không Việt Nam dự báo đường bay thường lệ giữa Việt Nam và các nước Đông Bắc Á, châu Âu sẽ hồi phục vào cuối năm.
Bất chấp sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng chức năng và tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, “dòng chảy” của các loại hàng lậu từ Campuchia vẫn tuồn vào nội địa.
Chủ tịch Toshiba Osamu Nagayama vừa bị cổ đông phế truất tại phiên họp thường niên hôm 25/6 vì quản lý yếu kém. Động thái này cho thấy Toshiba vẫn tiếp tục chìm sâu vào khó khăn bởi những sai lầm quản trị kéo dài. Trước đây, công chúng không lạ gì với hình ảnh lãnh đạo Toshiba liên tục phải cúi đầu xin lỗi tại các sự kiện công khai.
Ông V.H.M., nhân viên bốc xếp của Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất, tiêm vắc xin Covid-19 mũi đầu tiên, sau đó “lén” di chuyển đến tiêm thêm 1 mũi ở bàn y tế khác
Tình người, sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là ở những hoàn cảnh khó khăn là những nghĩa cử mang giá trị cao đẹp, nhân văn. Đây là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, cũng là điểm mạnh, nét đặc trưng của người dân TPHCM. Những ngày này, các lực lượng ở tuyến đầu đang căng mình hoạt động gần như tối đa công suất. Khắp các quận huyện, TP Thủ Đức, các tổ chức và cá nhân, các cửa hàng 0 đồng, tủ lạnh cộng đồng, các ATM gạo, các bếp ăn miễn phí…
Từ 0h ngày 22/6, các dịch vụ cắt tóc, gội đầu, ăn uống trong nhà tại Hà Nội được phép mở lại, kèm theo các yêu cầu về chống dịch sau 27 ngày bị tạm dừng.
Thực hiện Chỉ thị 10 của UBND TPHCM về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, trong sáng 20-6, nhiều quận huyện, phường xã đã triển khai lực lượng tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ, trong đó chú trọng việc không tụ tập, mua bán tại các chợ tự phát. Thực tế ghi nhận, có nơi dẹp được, nhưng có nơi chợ tự phát vẫn hoạt động.
Sáng 18/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo nghị quyết 21, gồm những người làm việc trong cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ... nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Đây cũng là nguyện vọng của các nhà tài trợ.