Cuối giờ chiều 6-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.
Văn phòng Chính phủ có Công văn đề nghị Bộ Y tế khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5256/VPCP-KGVX ngày 1/8/2021 để tiếp tục ưu tiên cấp tiếp vaccine phòng Covid-19 cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam.
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh vô cùng đặc biệt, bởi đây là thời điểm thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đang bước vào đợt cao điểm của cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4. Và ngay trong lúc khó khăn đó, những quyết sách kịp thời từ nghị trường đã khẳng định tinh thần hành động, chung tay của Quốc hội. Đó cũng là những bước khởi đầu cho một nhiệm kỳ Quốc hội dựa trên phương châm kế thừa và tiếp tục đổi mới.
'Người có điều kiện trả phí tiêm dịch vụ sẽ góp phần giảm tải cho bệnh viện công, tăng cơ hội cho người nghèo được tiếp cận vaccine miễn phí'.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các địa phương chấm dứt việc phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn ở ngoài trời, hay trên người, vì không có tác dụng chống lại virus SARS-CoV-2. Văn bản này xuất hiện sau gần 2 năm im lặng của Bộ Y tế, còn hóa chất diệt khuẩn thì đã được phun xịt khắp mọi tỉnh, thành có dịch. Thậm chí, một đợt phun khử khuẩn rầm rộ, quy mô vừa diễn ra trong tháng 7, sử dụng đến 6 tấn Cloramin-B để khử khuẩn
GS, TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cùng gần 200 bác sĩ, điều dưỡng vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh để vận hành Bệnh viện dã chiến số 16 tại quận 7, phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế khẳng định, tất cả các vắc xin được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 6 loại vắc xin đã được cấp phép tại nước ta