Dịch bệnh đang bao phủ thành phố 9 triệu dân, tất cả quận, huyện xuất hiện ca nhiễm. Người bệnh là nhân viên y tế tuyến đầu, cán bộ chính quyền, cảnh sát phòng cháy, công nhân, lao động tự do...
Trưa 19-6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì họp khẩn để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn.
Sáng 19-6, tại Công ty FPT Software Hồ Chí Minh trong Khu công nghệ cao TPHCM diễn đã ra buổi lễ triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19.
Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Trương Hoà Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT-TT.
Về phía Nhật Bản, nước vừa tài trợ 1 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam có ngài Nobuhiro Watanabe, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM.
Ngoài ra còn có đại diện các bộ, ngành trung ương cùng sở, ngành TP Thủ Đức và TPHCM; và 500 cán bộ công nhân viên Công ty FPT Software Hồ Chí Minh được tiêm vaccine Covid-19 đợt này.
Sau 7 bệnh viện, loạt nhà máy, Covid-19 tiếp tục xâm nhập ba trụ sở cơ quan công quyền tại TP HCM khiến nhiều nơi phong tỏa, tạm dừng hoạt động.
Dịch bệnh đang bao phủ thành phố 9 triệu dân, tất cả quận, huyện xuất hiện ca nhiễm. Người bệnh là nhân viên y tế tuyến đầu, cán bộ chính quyền, cảnh sát phòng cháy, công nhân, lao động tự do...
Sáng 18/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng theo nghị quyết 21, gồm những người làm việc trong cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ... nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kép. Đây cũng là nguyện vọng của các nhà tài trợ.
Nhiều ý kiến cho rằng TP.HCM cần phải có biện pháp chống dịch mạnh hơn trong những ngày tới mới chặn đứng được dịch lây lan.
Những ngày qua, mỗi ngày TP.HCM đều phát hiện cả trăm ca nhiễm mới, trong đó có những trường hợp nhiễm mới không rõ nguồn lây.
Bộ Y tế dẫn thông tin từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho biết, hai liều vaccine Covid-19 của Astra Zeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và cho thấy không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.
Với 800.000 liều được phân bổ trong đợt thứ 4, ngoài các đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21, TP.HCM dự kiến tiêm chủng cho các đối tượng: người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất… với số lượng khoảng 1 triệu người.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân có bài viết nhìn nhận về các làn sóng lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam và cách dập dịch trong vòng 3 tháng
Từ ngày 03/6/2021, Thành phố tiến hành tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 3, đến nay đã tiêm cho 10.865 người. Trong đó số người tiêm mũi 1 là 10.552 người (5.812 nhân viên y tế, 2.570 Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các cấp, 1.650 sinh viên và giáo viên hỗ trợ công tác chống dịch, 520 người làm việc tại các khu cách ly mới thành lập); tiêm mũi 2 là 312 người (320 nhân viên y tế; 01 người là Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 các cấp). Các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi, tất cả đều ổn định.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã đàm phán thành công và sẽ có hơn 120 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax.