Sau những kênh Khá Bảnh, Dũng Trọc..., trên Youtube vẫn có hàng chục kênh của những kẻ đóng mác "giang hồ mạng" với hàng trăm video có nội dung bạo lực, cổ xuý hành động bạo lực, nhuốm màu luật rừng thay cho luật pháp. Mô típ chung là những câu chuyện “anh hùng nghĩa hiệp”, “giải cứu kẻ yếu thế” rồi câu view, kiếm tiền quảng cáo. Những video bạo lực tràn lan thu hút hàng triệu lượt xem trên Youtube, đang ngày ngày đầu độc người dùng internet ở Việt Nam. Đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt bài trừ thông tin xấu, độc và nhảm nhí để làm trong sạch không gian mạng.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 tập trung kêu gọi tàu, thuyền tránh trú vào nơi an toàn hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm, đồng thời sơ tán dân khỏi các lồng bè, chòi canh, những khu vực nguy hiểm trước khi bão ảnh hưởng tới đất liền.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo như vậy trong cuộc họp ngày 2/11 tại Hà Nội về ứng phó với bão số 10.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Văn Phương, địa phương có 4 - 5 điểm sạt lở bờ biển... Đây là những khu vực cần phải có giải pháp lâu dài, căn cơ, chứ không thể cứ bão lũ là bồng nhau chạy...
Tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2020 diễn ra này 30.10, ông Lê Công Thành - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của báo giới về đánh giá tác động của con người, như xây dựng thủy điện, phá rừng đối với thiên tai ở miền Trung năm nay. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc mất rừng có là nguyên nhân gây sạt lở đất hay không cần đánh giá cụ thể trong từng trường hợp.