Sống mũi cay cay, tim như bị bóp nghẹn, cảm xúc dâng trào khó có thể gọi thành tên, bởi tôi cũng là một kẻ xa xứ mưu sinh. Có chăng, một phóng viên như tôi may mắn hơn những người công nhân xa quê là không rơi vào cảnh ngừng việc, thất nghiệp bởi dịch bệnh và ít nhất còn sở hữu mái nhà nho nhỏ để đi về.
Chiều 11/9, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Thành ủy trong bối cảnh địa phương đã trải qua 103 ngày liên tục với các cấp độ chống dịch theo hướng ngày càng siết chặt. Ông nói, việc áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt không thể kéo dài, quá sức chịu đựng của người dân và nền kinh tế.
Sau gần 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sáng 7-10 tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII đã họp phiên bế mạc.
Công đoàn Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã trao 500 túi an sinh gồm các nhu yếu phẩm (mỗi túi trị giá 200.000 đồng) tặng đoàn viên công đoàn, người lao động. Đây là chương trình hỗ trợ khẩn cấp lần 2 cho đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TPHCM do Liên đoàn Lao động TP thực hiện.
Theo lãnh đạo một số tỉnh miền Tây, việc người dân về quê tự phát, về không có kiểm soát, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Còn người dân thì nói, họ thất nghiệp mấy tháng nay, rất khó khăn nên muốn được về quê.
Để thực hiện nhiều đơn hàng xuất - nhập khẩu, từ nay đến cuối năm 2021 các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM đang cần khoảng gần 57.000 người lao động.
Sáng 4-10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo SGGP trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư.
Nhiều doanh nghiệp dịch vụ lữ hành, lưu trú... ở Đắk Lắk sau gần một năm tạm dừng hoạt động đã lên kế hoạch khôi phục trở lại ngay sau khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát và UBND tỉnh "bật đèn xanh".
Từ nay đến cuối năm 2021, các địa phương đều nỗ lực tập trung cao độ, kiên định thực hiện các giải pháp quyết liệt phòng dịch trong mọi tình huống; đồng thời, tập trung tăng tốc, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, nguồn lực của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không còn đủ vốn để phục hồi sản xuất nhanh được. Do đó doanh nghiệp rất cần được "bơm thêm oxy", cũng như có cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.