Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, riêng trong tháng 7 sẽ có khoảng hơn 12 triệu sẽ được chuyển cho các địa phương đang có dịch; các tỉnh, thành phố là đầu tầu kinh tế; các tỉnh khác để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Đánh giá cao những nỗ lực trong việc phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế và các địa phương, nhưng nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện tỉ lệ tiêm vaccine của chúng ta còn thấp. Đặc biệt, người dân vẫn đang phải chờ đợi và hy vọng vaccine sớm đến được với toàn dân.
Ngày 24-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có buổi làm việc với huyện Củ Chi - TP HCM về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Tối 24-7, gần 1,5 triệu liều vaccine Moderna của Mỹ tài trợ đã tới Sân bay Tân Sơn Nhất. Ngày 25-7, hơn 1,5 triệu liều vaccine Moderna nữa sẽ hạ cánh xuống Sân bay Nội Bài.
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chính phủ áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp (vì nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến kinh tế, an ninh trật tự...), các biện pháp khác với quy định của luật hoặc chưa được luật hiện hành quy định trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái “bình thường mới”.
Việc thực hiện Chỉ thị 16, 16+ đã đạt một số kết quả nhất định, song còn một số hạn chế "cần khắc phục bằng được trong thời gian tới".
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết ông có thống nhất với Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng hiện tại không phải truy bắt F0 mà cần test nhanh ở vùng đỏ để tìm ra F0, sau đó xử lý để không lây tiếp ra vùng đỏ, giữ vùng xanh, phải tập trung ở vùng trọng tâm, trọng điểm.
Đối với việc cách ly F0, F1, ông Bình ủng hộ, thống nhất việc cách ly F0 không triệu chứng, F1 tại nhà, không quan niệm F0 không có triệu chứng là có bệnh. F0 có triệu chứng trở thành bệnh phải đi cách ly, không để tình trạng F0, F1 tập trung 1 chỗ dẫn đến lây nhiễm chéo.
Nếu những khó khăn khi triển khai tiêm vaccine COVID-19 không sớm được khắc phục, tiến độ tiêm chủng không được đẩy nhanh hơn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ vaccine COVID-19 hết hạn sử dụng trước khi tiêm cho người dân vì vac
cine có thời hạn sử dụng rất ngắn.