Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng để đối phó đợt bùng phát hiện nay cần bền bỉ duy trì các biện pháp y tế công cộng, giãn cách và vaccine.
Sáng 9-7, Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) cho biết, 580.000 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Chúng ta xác định vắc xin ngừa Covid-19 là chìa khoá quan trọng nhất để chấm dứt đại dịch. Chính phủ cũng đề ra hàng loạt giải pháp, tuy nhiên hiện nay việc tiếp cận với các nguồn vắc xin trên thế giới không hề dễ dàng do khan hiếm nguồn cung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có những giải pháp nào để có đủ vắc xin tiêm cho người dân?
Đại diện Bộ Y tế cho biết lô vaccine của Pfizer/BioNtech đầu tiên với khoảng hơn 90.000 liều sẽ về tới sân bay quốc tế Nội Bài vào sáng 7/7.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế với TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chúng ta đang đi đúng hướng, cơ bản vẫn kiểm soát được tình hình. Thời gian tới, dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn, nhưng chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép, với các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả và sự chủ động, sáng tạo của các địa phương.
Vaccine phòng COVID-19 hiện nay đều là vaccine mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin phòng COVID-19 theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi về hiệu quả và thời gian bảo vệ của vắc xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá.
Từ 1/4/2021, Vietjet khai thác trở lại các đường bay quốc tế thường lệ đến Bangkok (Thái Lan), Tokyo (Narita, Nhật Bản), Seoul (Incheon, Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)...
Hơn 200.000 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca dự kiến về Việt Nam vào ngày 28.2 để phục vụ nhu cầu khẩn cấp chống COVID-19. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục đàm phán mua vaccine của các đối tác khác như vaccine Pfizer-BioNTech và Sputnik V.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị dùng từ “lây nhiễm Covid-19 diễn ra ở 13 địa phương” không nên dùng “dịch đã xảy ra ở 13 địa phương”, bởi tính chất lây nhiễm ở 13 địa phương này là rất khác nhau, nếu gọi chung là dịch thì người dân sẽ lo lắng. Trên tinh thần là, chấp nhận 2-4 tuần phải chịu cực để cắt làn sóng lây nhiễm này.