Chiều 8.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng trên địa bàn từ 0 giờ ngày 9.6. Buổi họp báo đã cung cấp trực tiếp nhiều thông tin mà người dân đang thắc mắc.
Từ đơn tố cáo của ông Liên Khui Thìn, nguyên giám đốc công ty TNHH EPCO, Bộ Công an đã tiến hành xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại công ty TNHH EPCO (TPHCM) và một số đơn vị liên quan.
Thực tế tại các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, khi công dân vi phạm pháp luật sẽ phải chịu xử lý theo quy định, không ngoại trừ đó là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, các năm qua, mỗi khi Việt Nam khởi tố, điều tra, xét xử công dân hoạt động trong lĩnh vực báo chí có hành vi vi phạm pháp luật, ngay lập tức một số tổ chức, hiệp hội phóng viên, ký giả quốc tế lại lớn tiếng cho rằng đó là "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí".
Nhiều chuyên gia đã lên tiếng và mong muốn thực trạng livestream khiêu dâm, chào mời cờ bạc đầy nhơ nhuốc và vi phạm pháp luật này cần nhanh chóng bị dẹp bỏ, xóa sổ.
Nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Dũng “lò vôi”, chủ của khu du lịch Đại Nam) livestream trên mạng xã hội để “bóc phốt”, tố cáo nhiều người trong giới nghệ sĩ gây xôn xao cộng đồng mạng với lượng người theo dõi rất lớn
UBND tỉnh Cà Mau cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thủy sản Blue Bay (trụ sở ở xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước).
Sáng 10-5, chủ tịch UBND huyện Nam Giang A Viết Sơn cho biết đang đợi kết quả xét nghiệm COVID-19 đối với nhóm 6 người vượt biên trái phép vừa bị bộ đội biên phòng bắt giữ.
Trước đó, đêm 9-5, 6 người gồm 4 người dân tộc Mông quê ở Lai Châu và 2 người trú tại Đà Nẵng, Quảng Nam ở khu vực biên giới bị biên phòng phát hiện, bắt giữ.
Hai quán karaoke ở Thái Bình và Hải Dương vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp yêu cầu dừng kinh doanh của chính quyền để phòng chống Covid-19.
Mặc dù cơ quan chức năng liên tục ra quân kiểm tra, nhắc nhở nhưng tin báo phản ảnh về tiếng ồn, tiếng nhạc, karaoke "hung thần" vẫn không ngớt dội tới Cổng tiếp nhận - giải đáp thông tin cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM (Cổng 1022)
Hiện tượng quảng cáo mạo danh các cơ quan báo chí, lợi dụng uy tín của các đài truyền hình bằng việc cắt ghép hình ảnh, logo, chèn hình ảnh MC, BTV... nhằm đánh lừa người tiêu dùng để bán hàng trục lợi...đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên không dễ kiểm soát bởi chúng được dàn dựng hết sức tinh vi, thậm chí có cả những phóng sự, clip thực hiện khá bài bản cứ như phóng viên Đài truyền hình đang giới thiệu sản phẩm thật. Vấn đề này, nếu không có những chế tài đủ mạnh thì sẽ để lại những hậu quả xấu cho người dân, người tiêu dùng và cho toàn xã hội
Liên quan đến loạt bài Loạn “thần y” đăng trên Báo SGGP từ ngày 22 đến 25-3, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ TT-TT cùng các cơ quan liên quan kiểm tra, có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp. Dịp này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế)