"Dịch vẫn phức tạp vì đã thấm sâu trong cộng đồng, số ca nhiễm gần đây có xu hướng giảm, đi ngang nhưng chưa bền vững", Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức nói, khi đánh giá về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn.
Việt Nam đang trải qua đợt dịch nặng nề nhất từ trước đến nay, đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam. Số ca bệnh đã lên đến hơn 290.000 ca và điều đau lòng nhất là con số tử vong đã hơn 6000.
Qua 20 ngày siết chặt giãn cách xã hội, TP HCM ghi nhận biểu đồ ca nhiễm mới đi ngang nhưng vấn đề thành phố quan tâm nhất hiện nay là con số tử vong.
"Dịch vẫn phức tạp vì đã thấm sâu trong cộng đồng, số ca nhiễm gần đây có xu hướng giảm, đi ngang nhưng chưa bền vững", Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức nói, khi đánh giá về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn.
Theo số liệu, TP.HCM mới tiêm được khoảng 2,3 triệu liều, số lượng vắc xin được cấp là hơn 4 triệu liều. Số lượng này được cấp theo đợt, rất rõ ràng, cấp bao nhiêu có số liệu rõ bấy nhiêu.
Với số đã tiêm và số đã được phân bổ, TP.HCM còn khoảng 1,7 triệu liều (tính số liệu ngày 7-8), như vậy TP.HCM có thể rà soát lại các kho vắc xin của mình, vì thực chất số vắc xin TP.HCM được cấp vẫn còn.
Ngày 21-7, Học viện Quân y cho biết sau khi tiêm thử nghiệm vắc-xin Covid-19 Nano Covax giai đoạn 3, hơn 1.000 tình nguyện viên có sức khỏe ổn định, không xuất hiện trường hợp gặp phản ứng ngoài dự kiến.
Cục Quản lý dược vừa có công văn gửi các sở y tế trong cả nước đề nghị chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc sở khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu điều trị cho người bệnh mắc Covid-19.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo quận Bình Tân tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, đồng thời tổ chức kiểm tra, xử phạt nghiêm minh, thậm chí xử lý hình sự đối với các trường hợp cố tình vi phạm, gây hậu quả lớn. Theo đồng chí, việc xử lý là không mong muốn, nhưng nếu có trường hợp chủ quan, lơ là, gây hậu quả lớn thì vì lợi ích chung của cộng đồng, phải kiên quyết xử lý.
Theo PGS, TS Trần Đắc Phu, TP Hồ Chí Minh cần ưu tiên xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, trả kết quả nhanh để truy vết các trường hợp F0, cung cấp các dữ liệu về nguy cơ để có biện pháp giãn cách, phong tỏa phù hợp với từng địa bàn nhằm "khóa chặt" nguồn lây.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định 3122 ngày 28.6 về việc phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Dược. Theo đó, Bộ Y tế phê duyệt vắc xin Spikevax (tên khác là Covid-19 Vaccine Moderna).
Nhiều ý kiến cho rằng TP.HCM cần phải có biện pháp chống dịch mạnh hơn trong những ngày tới mới chặn đứng được dịch lây lan.
Những ngày qua, mỗi ngày TP.HCM đều phát hiện cả trăm ca nhiễm mới, trong đó có những trường hợp nhiễm mới không rõ nguồn lây.
Tạm thời chưa giải quyết kết thúc và cho ra khỏi khu cách ly tập trung (cả của quân đội, dân sự quản lý) đối với tất cả các trường hợp đã đủ điều kiện hết cách ly (tối thiểu 14 ngày, xét nghiệm 2 lần âm tính)