Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 8 năm 2022 được tổ chức quy mô, phong phú nhằm quảng bá đến du khách trong nước và quốc tế về một TP.HCM sống động, hiện đại, một điểm đến hấp dẫn và an toàn trong quá trình khởi động ngành du lịch cả nước sau đại dịch Covid-19.
Ngày 12/2, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt văn nghệ sĩ mừng Đảng, mừng Xuân 2022.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh chủ trì buổi họp mặt.
Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, Sở VH-TT TPHCM vừa triển khai đợt lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và các giới đồng bào thành phố về đề cương “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm sâu vào người dân thành phố, là một nguồn sức mạnh đặc thù của con người thành phố mang tên Bác”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đặt nền móng cho sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam, luôn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp phát triển báo chí nước nhà và việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm báo. Nhân dịp Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam, báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tư liệu: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với người làm báo Việt Nam và bạn bè quốc tế".
Để có thể biến văn hóa thành nguồn lực, khai thác di sản văn hóa như những tài nguyên, theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang, giải pháp quan trọng đầu tiên phải là đổi mới tư duy nhận thức một cách cân bằng; trước hết là phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn hóa không chỉ là một lĩnh vực hoạt động, phải hiểu văn hóa là một nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí chất của một dân tộc.
Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò lớn của văn hóa; đồng thời bày tỏ tin tưởng sau hội nghị này, công tác văn hoá sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới.
Công tác xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, liên tục phát triển và khẳng định qua các kỳ đại hội của Đảng từ Đại hội IX đến nay. Tại Nghị quyết số 28, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), “nền văn hóa” lần đầu tiên được Đảng ta xác định là mục tiêu của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đến Đại hội XIII của Đảng, an ninh tư tưởng - văn hóa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của “Chiến lược An ninh quốc gia” thế kỷ 21.
Tối 22-11, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng của Ban Bí thư đối với các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2020. Tác phẩm đạt mức A- mức cao nhất được trao cho tác phẩm sách “Bến văn và những vòng sóng” của tác giả Hữu Thỉnh.
Tối nay, dưới ánh trăng rằm, trên thành phố chúng ta, tiếng chuông từ các ngôi chùa, giáo đường, tiếng còi từ các tàu thuyền sẽ cất lên; hoa đăng trên dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ thắp sáng để bày tỏ lòng tưởng nhớ và sự hiệp thông với đồng bào, đồng chí.
Ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức lễ ra mắt công bố và giới thiệu cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.