Chủ tịch UBND TPHCM NGUYỄN THÀNH PHONG: 30 ngày vừa qua có thể nói là khoảng thời gian rất khó khăn và gian nan mà TPHCM đã và đang phải trải qua; cả hệ thống chính trị, nhất là lực lượng tuyến đầu cùng toàn thể người dân TPHCM đang căng mình chống dịch, trong đó có sự hỗ trợ, chia sẻ rất lớn từ Chính phủ, Bộ Y tế, các cơ quan trung ương và địa phương trong cả nước.
Hiện nay, những nỗ lực của TPHCM đã có những tín hiệu tích cực sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách ở các cấp độ (trong đó có 1 tháng giãn cách theo Chỉ thị 16), được Chính phủ, Bộ Y tế đánh giá là đã đi đúng hướng và có hiệu quả. Dù vậy, biến thể Delta với tốc độ lây lan nhanh, mạnh, nguy hiểm đã làm dịch bệnh "thấm sâu" vào cộng đồng và tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn diễn biến rất phức tạp, có thể kéo dài.
Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính từ khi TP có dịch đến nay đã có hơn 62.106 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện.
Theo số liệu, TP.HCM mới tiêm được khoảng 2,3 triệu liều, số lượng vắc xin được cấp là hơn 4 triệu liều. Số lượng này được cấp theo đợt, rất rõ ràng, cấp bao nhiêu có số liệu rõ bấy nhiêu.
Với số đã tiêm và số đã được phân bổ, TP.HCM còn khoảng 1,7 triệu liều (tính số liệu ngày 7-8), như vậy TP.HCM có thể rà soát lại các kho vắc xin của mình, vì thực chất số vắc xin TP.HCM được cấp vẫn còn.
Sáng 9-8, ông Nguyễn Hoài Nam, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết TP.HCM sẽ nhận 600.000 liều vắc xin AstraZeneca từ Viện Pasteur TP.HCM.
Ngay khi nhận được số vắc xin này, thành phố sẽ phân bổ cho các quận huyện, TP Thủ Đức ngay trong ngày để công tác tiêm chủng tại thành phố không bị "đứt quãng".
Chủ trì Hội nghị Chính phủ với doanh nghiệp, địa phương hôm 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tập trung vào 8 từ "đánh giá - giải pháp - thiết thực - hiệu quả", để lắng nghe và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Công thương, sau thời gian doanh nghiệp áp dụng sản xuất giải pháp “3 tại chỗ” (3T) đã bộc lộ một số bất cập nhất định nên Bộ đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa phòng chống dịch vừa duy trì sản xuất an toàn.
Luật Việt Nam chưa thừa nhận quyền được chết, nên việc cá nhân nào đó tự ý rút máy thở khi bệnh nhân chưa chết là hành vi vi phạm pháp luật.
Nhiều công nhân và doanh nghiệp đang ở "tuyến đầu sản xuất" tại các đơn vị thực hiện "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" chia sẻ sự vui mừng và an tâm sau khi được tiêm vắc xin.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch.