Tìm kiếm: đại biểu quốc hội

Bộ Xây dựng nói về cấm cho thuê theo giờ căn hộ chung cư

Trong văn bản vừa gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM để trả lời kiến nghị của cử tri TP.HCM liên quan đến việc sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, thuê ngắn ngày, Bộ Xây dựng cho biết pháp luật về nhà ở nghiêm cấm hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở, như kinh doanh dịch vụ cho thuê theo giờ, thuê ngắn ngày.

Tranh luận nảy lửa vụ kỷ luật hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng

Vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định việc xử lý kỷ luật hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng là sai nhưng trong trường hợp đặc biệt; còn đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải xem xét lại và thực hiện đúng quy định Luật Giáo dục đại học.

 

Đoàn đại biểu TP.HCM thăm, hỗ trợ 2,2 tỉ đồng cho Nghệ An khắc phục bão lũ

Sáng 7-11, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã đến thăm, tặng quà hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, bão lũ tại tỉnh Nghệ An.

Sau quy hoạch sẽ có cơ chế đặt hàng các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích

 Từ năm 2018, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ TT&TT đã dùng công nghệ để phát triển một công cụ phát hiện tự động các bài sáng đăng, chiều gỡ, thực hiện nhắc nhở các cơ quan báo chí và yêu cầu giải trình tại giao ban hằng tuần xử lý hành chính hoặc theo quđịnh về đạo đức nghề nghiệp của Hội.

Đa số đại biểu Quốc hội chưa đồng ý bỏ hộ khẩu giấy ngay trong năm 2021

Tổng thư ký Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về luật Cư trú (sửa đổi). Theo đó, đa số đại biểu chưa yên tâm bỏ hộ khẩu giấy từ giữa năm 2021.

Tiết kiệm 14.900 tỉ đồng từ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, qua cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử đã tiết kiệm khoảng 14.000 tỉ đồng/năm.

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông trả lời về gỡ thông tin xấu độc

Ngày 6/11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn liên quan đến lĩnh vực quản lý không gian mạng.

Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp tranh luận khiến quốc hội sôi động: 'Nghe Bộ trưởng phát biểu thực sự thấy sai sai'

Nội dung tranh luận của nữ đại biểu tỉnh Gia Lai với 2 Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã làm nghị trường sôi động trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội cuối ngày 5.11.

Giải pháp căn cơ nhất là tiếp tục các biện pháp phòng dịch, chung sống an toàn với dịch

Sáng 6/11, mở đầu phiên chất vấn của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Đây là phiên chất vấn cuối cùng của nhiệm kỳ này. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, với đặc điểm là Kỳ họp gần cuối nhiệm kỳ nên Quốc hội không tiến hành lựa chọn nhóm vấn đề và tập trung chất vấn 4 thành viên Chính phủ như thường lệ, thay vào đó là chất vấn và trả lời chất vấn việc thực hiện các Nghị quyết về giám sát chuyên đề và các Nghị quyết chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết chất vấn khóa XIII. Đây là lần thứ 2 trong nhiệm kỳ (lần đầu giữa nhiệm kỳ, tại kỳ họp 6), Quốc hội tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết chất vấn của Quốc hội theo quy định của Luật Giám sát của Quốc hội và HĐND.

Quốc hội tiếp tục “nóng” vấn đề thủy điện, nạn phá rừng

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế. Một nội dung nổi bật được các ĐBQH tập trung thảo luận suốt trong phiên thảo luận là vấn đề thiên tai ở miền Trung vừa qua, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nạn phá rừng, quy hoạch làm thủy điện không bài bản là tác nhân quan trọng dẫn đến thiên tai ngày càng trầm trọng. Dù ngày 3 và 4/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã giải trình về vấn đề này nhưng sáng 5/11, tiếp tục nhiều ý kiến ĐBQH tranh luận về vấn đề này.     

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo: Sẽ tổng rà soát các bộ sách giáo khoa

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, sách giáo khoa được hiệu đính, chỉnh sửa thường xuyên để phù hợp với thực tiễn, "không phải ban hành xong là xong."

"Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cấp phép các đại dự án giữa rừng"

(NLĐO)- Thay đổi trên giấy tờ văn bản chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy chẳng dễ. Đơn cử, khi mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ quý tự nhiên là đẹp hơn gỗ công nghiệp, vẫn khoe với khách đến thăm cái cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương hay lim sến táu...