Trước tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã bùng phát trở lại diễn biến kéo dài và phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, Ban Tổ chức Giải báo chí viết về ngành Cao su lần I - năm 2021 đã thống nhất gia hạn thời gian nhận bài dự thi được đến ngày 31/12/2021 (tính theo dấu bưu điện). Lễ trao giải dự kiến tổ chức trong tháng 1/2022.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngày 26/8/2021 Ban tổ chức Cuộc thi viết Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đã có quyết định số 374/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế cuộc thi viết Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Ngày 27/8, Chủ tịch UBND quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết UBND quận đã ra quyết định buộc thôi việc đối với bà Nông Thị Cơ (SN 1993), công chức Văn phòng - thống kê, UBND phường Vĩnh Phúc, người liên quan đến thông tin phản ánh nhận tiền để tiêm vaccine "thần tốc".
Là phóng viên thường phần lớn đều ra ngoài tác nghiệp, lấy hình ảnh thông tin, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều địa phương tiếp tục giãn cách xã hội. Đội ngũ phóng viên làm việc ở nhà chiếm tỷ lệ cao. Cũng trong thời gian này họ đã có cơ hội để chuyển mình, thay đổi với sự sáng tạo hơn.
Thời đại Hồ Chí Minh đã sản sinh ra nhiều nhà báo lớn, trong đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà quân sự thiên tài - là nhà báo chính luận xuất sắc. Những tác phẩm báo chí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang nhịp đập của thời đại, không chỉ gắn với sự nghiệp đấu tranh cách mạng giai đoạn trước năm 1945 mà còn tiếp tục mở rộng trong các giai đoạn lịch sử sau này.
Trong ngày đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện quy định “ai ở đâu ở yên đó”, nhiều nhân viên siêu thị không thể ra đường để đến công ty nhận giấy đi đường, hình chụp gửi qua điện thoại các chốt không chấp nhận, nhân viên các công ty gas cũng chưa có giấy đi đường vì các chốt bắt phải có văn bản dấu đỏ…
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) vừa ban hành kế hoạch số 3235/KH-BTTTT về triển khai thông tin, truyền truyền phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong thời gian tới.
“Lá thư Tổng biên tập” báo Thanh Niên phát hành số chủ nhật ngày 22/8 được trám vào vị trí lâu nay của chuyên mục Chào buổi sáng quen thuộc thật là một tin buồn.
Theo đó, báo cho biết sẽ tạm dừng phát hành báo in từ 23/8 - 15/9 để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16 của Chính phủ. Đây quả thật là một nỗi buồn với nhiều bạn đọc truyền thống của Thanh Niên. Song với riêng tôi, đó còn là nỗi xót xa lớn hơn thế dù bản báo cũng đã xin phép cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cũng như cơ quan chủ quản.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, báo chí đã góp sức xây đắp niềm tin xã hội, trở thành “vaccine tinh thần” trong đại dịch. Sự hiện diện thông tin của báo chí, đặc biệt càng có ý nghĩa khi tin giả, tin xấu tràn lan trên các mạng xã hội và tác động xấu đến tâm lý, nhận thức của nhiều người trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh cam go trên cả nước.