Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 21/9/1973 và phát triển nhanh chóng. Năm 1995, Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đến thăm chính thức và hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2009. Đặc biệt, trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 3/2014, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu (EP) và Vương quốc Bỉ (tối 8-9 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tiếp đại diện một số tập đoàn kinh tế có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều nay được kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh, thành với 705 quận, huyện, thị xã và 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước, để đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp trọng tâm phòng, chống dịch thời gian tới.
Sau khi đạt thỏa thuận trao đổi vaccine đầu tiên trên thế giới, Hàn Quốc và Israel nhất trí đây có thể trở thành "mô hình hợp tác quốc tế".
Sáng 5/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội lên đường tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP 5) tại Cộng hòa Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan, theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen.
Chiều 4.9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với một số Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-9 vừa qua. Theo đó, Trung Quốc đặt ra một loạt yêu cầu kiểm soát các tàu nước ngoài đi vào “vùng lãnh hải” của nước này. Nhiều nước đã phản đối quyết định này, xem đó là hành vi đi ngược lại luật tự do hàng hải và là bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông.