Ngày 25/8, Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng vừa thay mặt Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ gửi Thư cảm ơn đến các tổ chức tôn giáo ghi nhận những đóng góp thiết thực của các tổ chức tôn giáo, chung tay cùng Nhà nước trong việc phòng, chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lễ Vu Lan bồn du nhập vào nước ta rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ. Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan bồn dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay. Đây là lễ để con cháu tỏ lòng tôn kính, báo hiếu cha mẹ còn sống hay đã qua đời, kể cả ông bà 7 đời. Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức Bông hồng cài áo để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và tỏ lòng biết ơn các bà mẹ còn tại thế với con cháu.
Lễ Vu lan năm nay chắc hẳn sẽ ít đỏ lửa, song ngọn lửa của tinh thần tương thân, tương ái vẫn lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền. Đó là mớ rau, củ khoai, chục trứng… góp thêm vào bữa cơm thiện nguyện cưu mang những người yếu thế; là những giọt máu hồng được san sẻ để duy trì sự sống, là hàng trăm, hàng vạn người đang ngày đêm lăn xả nơi tuyến đầu chống dịch… Đó chính là tấm lòng nhân ái, là tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.
Không cần phải mâm cao cỗ đầy, cũng không cần những nghi thức quy mô nghiêm cẩn. Ông bà xưa thường dạy: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”), có khi chỉ cần giúp đỡ hộp cơm 10.000 đồng cũng chính là những việc làm thiết thực, trân quý ấy sẽ góp phần nhân lên ý nghĩa cao đẹp của mùa Vu lan năm nay - một mùa tri ân, báo hiếu đáng nhớ.
Tính đến ngày 14.8, hơn 9,1 triệu người Đài Loan (38,3% dân số) đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin ngừa Covid-19. Đây thật sự là bước nhảy vọt so với cách đây 3 tháng - thời điểm bùng phát đợt lây nhiễm lớn nhất tại Đài Loan - khi chỉ có 0,1% dân số được tiêm vắc xin.
Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.
“Trước mắt sẽ tạm thờ tro cốt người dân qua đời vì Covid-19 tại chùa Long Hoa, để sau đó thân nhân đến nhận và thờ tự theo nguyện vọng gia đình”.
Bên cạnh đó, Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM cũng sẵn sàng hỗ trợ áo quan miễn phí, không chỉ cho người qua đời vì Covid-19 và cho người dân không may qua đời trong lúc thực hiện giãn cách xã hội không có người thân, hoặc người thân đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly và điều trị Covid-19.
GHPGVN TP.HCM chọn chùa Long Hoa làm nơi thờ tạm tro cốt của người dân qua đời vì Covid-19, mà người thân có mong muốn để tạm trong chùa khi chưa có thân nhân tiếp nhận, hoặc thân nhân đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly, điều trị.
Sáng 3/8, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, vừa ban hành văn bản số 2734 gửi các tổ chức Chính trị - Xã hội ở Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo về việc tuyên truyền, vận động các tôn giáo phòng, chống dịch Covid-19.
Nhìn hàng ngàn hộp cơm xếp ngăn nắp trên những dãy bàn, chờ được chuyển đến người nhận trong tiếng chuông chùa lẫn tiếng mưa rơi, tôi hiểu hơn về thiện tâm, về phương châm hành đạo giữa đời thường của những người tu hành.
Nhìn hàng ngàn hộp cơm xếp ngăn nắp trên những dãy bàn, chờ được chuyển đến người nhận trong tiếng chuông chùa lẫn tiếng mưa rơi, tôi hiểu hơn về thiện tâm, về phương châm hành đạo giữa đời thường của những người tu hành.
Sáng 22-7, tại hội trường Thành ủy (111 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.HCM), Ủy ban MTTQVN TP.HCM đã tổ chức lễ xuất phát cho tình nguyện viên (đợt 1) đến các bệnh viện dã chiến và bệnh viện hồi sức điều trị bệnh nhân Covid-19.