Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là chuyên đề toàn khóa về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, của nhiệm kỳ Ðại hội XIII.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu về nhận thức cần thống nhất vaccine có tính chất quyết định, chiến lược, lâu dài trong phòng, chống dịch nói chung và trong phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng, đồng thời phải nằm trong chiến lược tổng thể nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine để vừa chủ động trong phòng, chống dịch vừa tiết kiệm ngân sách Nhà nước cả trước mắt và lâu dài.
Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, với khát vọng phát triển đất nước mãnh liệt, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày 5.6.1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là TP.Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche-Tréville bắt đầu cuộc hành trình đi ra thế giới tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Sáng 26-5, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy TPHCM, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia “Hồ Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Hội thảo được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 – 5-6-2021) và 80 năm Ngày Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28-1-1941 – 28-1-2021).
Ngay sau khi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, vào sáng 23-5, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí. Báo SGGP xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lúc 6 giờ 30, cử tri Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới Khu vực bầu cử số 4, tại số 58 Nguyễn Du (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) để bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong chuỗi các hoạt động tiếp xúc cử tri ở huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi (TPHCM) để vận động bầu cử, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành riêng cho PV Báo SGGP một cuộc trao đổi về cảm nhận đối với con người và vùng đất nơi đồng chí ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.
Hơn 400 chiến sĩ đã ngã xuống trên đường 1C - con đường được mệnh danh là “Trường Sơn giữa đồng bằng” trong những năm 1966-1975. Câu chuyện về đường 1C huyền thoại đã được kể lại bởi những người còn sống nay đã trở thành chứng nhân lịch sử, qua sự chấp bút của nhà văn Trầm Hương - người luôn đau đáu với đề tài chiến tranh cách mạng.
Tác phẩm Đường 1C huyền thoại - Những bờ vai con gái (Nhà xuất bản Công an Nhân dân) cũng đã được trao giải khuyến khích cuộc thi Viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống lần thứ IV, giai đoạn 2017-2020.
Ngày 4-5, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho biết cụ thể về tiểu sử, chương trình hành động của các ứng cử viên ĐBQH, HĐND TPHCM.
Trong chương trình hành động, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về thúc đẩy các sáng kiến, nghị sự đưa TPHCM trở thành hình mẫu của cả nước, có sức cạnh tranh trong khu vực về đổi mới sáng tạo và thu hút nhân tài.
Gặp lại nhà báo Phạm Yên - cựu phóng viên Báo Tiền Phong trong những ngày tháng tư lịch sử này, tôi lại được nghe ông kể về kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi về chiến trường xưa cùng với những người đồng đội tham gia giải phóng miền Nam 1975 năm xưa