TPHCM đã trải qua làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 được đánh giá là khốc liệt hơn gấp nhiều lần so với ba đợt dịch trước. Nguyên nhân là do Delta - biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh, mạnh. Cả hệ thống chính trị Thành phố đã rất quyết tâm, toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại địa bàn toàn miền nam, vừa tham gia chống dịch Covid-19.
Nhiều tháng qua, trong khi dịch Covid-19 bùng phát căng thẳng nhưng cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành cấp nước TPHCM vẫn không ngại đi vào khu vực những bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 và những khu cách ly có nhiều F0 để khảo sát về nguồn nước, thi công mới hoặc sửa chữa, nâng cấp đường ống nước, sẵn sàng cung cấp nước sạch ngay tại tuyến đầu chống dịch. Có lúc nhìn họ trùm kín đồ bảo hộ, lao động vất vả trong môi trường lây nhiễm cao mới hiểu được họ khác nào lực lượng tuyến đầu chống dịch. Rất vất vả và chấp nhận có thể bị rủi ro để mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng và xã hội trong những thời điểm khó khăn nhất, cần thiết nhất.
Trưa 17-9, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã đến thăm, động viên phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Đài Truyền hình TPHCM mắc Covid-19.
Để tăng thêm tính chủ động trong việc vận chuyển lương thực đến tay người dân, chiều 2.9, các chiến sĩ bộ đội thuộc Sư đoàn 5 (Quân khu 7) đã sử dụng xe đạp thồ để vận chuyển các suất quà là gạo, các nhu yếu phẩm đến tay người dân tại khu vực đường Vạn Kiếp, P.3, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Sáng 26-8, tại Bộ Tư lệnh TPHCM diễn ra buổi trao tặng 100.000 phần quà và 4.000 tấn gạo của Bộ Quốc phòng cho TPHCM.
Chưa bao giờ, tại TP.HCM, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều người dân lên tiếng cầu cứu, cần trợ giúp khẩn cấp lương thực, thực phẩm… như trong thời gian bùng phát dịch Covid-19 khiến giãn cách xã hội kéo dài.