Tiến sĩ Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng để đối phó đợt bùng phát hiện nay cần bền bỉ duy trì các biện pháp y tế công cộng, giãn cách và vaccine.
Chia nhỏ nhóm tiêm vắc xin Covid-19, ứng dụng công nghệ thông tin để nhắn tin hẹn giờ, nhập sẵn thông tin hành chính và tiền căn sức khỏe của người được tiêm.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết các ý kiến của chuyên gia dịch tễ sẽ giúp TP.HCM có những thay đổi, bổ sung kịp thời trong phương án phòng chống dịch để sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
"Chúng ta cần thể hiện tấm lòng, sự đoàn kết, chia sẻ hơn bao giờ hết, nơi chúng ta cảm nhận sự bao dung, nhân ái, cảm thông để không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch, không ai đứng ngoài cuộc trong việc tiếp cận vắc xin", Thủ tướng chia sẻ.
Thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP Hồ Chí Minh sẽ tận dụng thời gian này để triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Thành phố đã xây dựng nhiều kế hoạch phù hợp diễn biến dịch bệnh, tăng cường lực lượng y tế, trang thiết bị để sẵn sàng bước vào "trận đánh" quyết định lần này…
Sáng 9.7 - ngày đầu tiên TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để phòng dịch Covid-19. Người dân TP.HCM được yêu cầu ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết. Các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục hoạt động.
Sáng 9-7, Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) cho biết, 580.000 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Chiều 8.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng trên địa bàn từ 0 giờ ngày 9.6. Buổi họp báo đã cung cấp trực tiếp nhiều thông tin mà người dân đang thắc mắc.