Đại tướng Võ Nguyên Giáp được biết đến trong vai trò là một nhà quân sự tài ba, nhưng Đại tướng còn là một nhà báo tiên phong trước Cách mạng Tháng Tám.
Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) vừa ban hành kế hoạch số 3235/KH-BTTTT về triển khai thông tin, truyền truyền phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trong thời gian tới.
Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 7 đã ban hành Chỉ thị số 660 về mở chiến dịch cao điểm giúp dân vượt khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tối 22/8, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TPHCM đã phát lệnh ra quân tăng cường lực lượng tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh tại huyện Cần Giờ, TPHCM.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đến nay, báo chí đã góp sức xây đắp niềm tin xã hội, trở thành “vaccine tinh thần” trong đại dịch. Sự hiện diện thông tin của báo chí, đặc biệt càng có ý nghĩa khi tin giả, tin xấu tràn lan trên các mạng xã hội và tác động xấu đến tâm lý, nhận thức của nhiều người trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh cam go trên cả nước.
Từ 0h ngày 23.8, TPHCM đã tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội và phòng chống dịch COVID-19. Theo ghi nhận của phóng viên, người dân ý thức thực hiện tốt việc giãn cách, đường phố vắng hẳn phương tiện qua lại.
Sáng sớm, Nguyễn Lý Hải Vinh, 32 tuổi, hộ khẩu thường trú quận 5 (TP Hồ Chí Minh) chạy ra trụ sở UBND Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Đêm trước, anh không thể chợp mắt khi được nhà báo Hữu Nghĩa (Phóng viên Báo Nhân Dân, thường trú tại Đồng Tháp) “kết nối” với một cán bộ Tuyên giáo huyện.
Thất nghiệp trong lúc vợ mang thai, để mưu sinh, tháng 2/2021, Vinh về quê trồng kiểng. Dịch tràn đến, thực hiện Chỉ thị 15, rồi 16, Vinh hết vốn mà đường trở về thành phố cũng không còn.
Sáng 20-8, tại sân bay Warsaw Chopin, Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Nguyễn Hùng cùng cán bộ Đại sứ quán đã tham dự buổi lễ tiếp nhận bàn giao hơn 501 ngàn liều vắc-xin Covid-19 do Chính phủ Ba Lan viện trợ Việt Nam.
Lễ Vu lan năm nay chắc hẳn sẽ ít đỏ lửa, song ngọn lửa của tinh thần tương thân, tương ái vẫn lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền. Đó là mớ rau, củ khoai, chục trứng… góp thêm vào bữa cơm thiện nguyện cưu mang những người yếu thế; là những giọt máu hồng được san sẻ để duy trì sự sống, là hàng trăm, hàng vạn người đang ngày đêm lăn xả nơi tuyến đầu chống dịch… Đó chính là tấm lòng nhân ái, là tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.
Không cần phải mâm cao cỗ đầy, cũng không cần những nghi thức quy mô nghiêm cẩn. Ông bà xưa thường dạy: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”), có khi chỉ cần giúp đỡ hộp cơm 10.000 đồng cũng chính là những việc làm thiết thực, trân quý ấy sẽ góp phần nhân lên ý nghĩa cao đẹp của mùa Vu lan năm nay - một mùa tri ân, báo hiếu đáng nhớ.