Đoàn Thể thao Mỹ đang dần khẳng định vị trí số 1 trên bảng tổng sắp huy chương tại Olympic khi có 39 huy chương vàng, nhiều hơn 1 huy chương so với Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic Tokyo.
Bên cạnh chính sách thuế, theo giới chuyên gia, cần thêm các chính sách tiền tệ phù hợp từng đối tượng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cam go hiện nay.
Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm đến nay, nhưng nhờ áp dụng linh hoạt các biện pháp phòng dịch và sáng tạo trong sản xuất, nhiều ngành kinh tế vẫn tăng trưởng ấn tượng. Điển hình là dệt may, da giày, gỗ, điện tử... Tuy nhiên, chưa kịp mừng thì các doanh nghiệp (DN) đang đối mặt với khó khăn chồng chất và nguy cơ bị bật ra khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chiều 6/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, phân công đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân kiêm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và chỉ định giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
Các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử của Việt Nam.
Những năm qua, ngành dự trữ nhà nước (DTNN) luôn là công cụ tài chính hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành, phát triển bền vững của đất nước; không chỉ đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống, khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh mà còn góp phần tích cực thực hiện bảo đảm an sinh xã hội...
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 9/12/2020; theo đề nghị của Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 24/7/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký, ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Thiếu kinh phí, đầu tư dàn trải, thiếu chuyên gia (huấn luyện, dinh dưỡng, y tế) và ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là những nguyên nhân khách quan và chủ quan chính khiến thể thao Việt Nam không thể có huy chương tại Olympic Tokyo 2020 như kỳ vọng.
Cao su Việt Lào, dự án đầu tiên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) tại nước ngoài, đã phát huy hiệu quả toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và được xem là biểu tượng cầu nối thắm tình hữu nghị giữa Việt Nam và Lào.
Ngày 2-8, đoàn thể thao VN đã kết thúc quá trình tham dự Olympic Tokyo 2020 mà không hoàn thành được mục tiêu giành huy chương.