Tìm kiếm: cháy

Bác Hồ sống mãi trong trái tim tôi

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân ta - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, kiến trúc sư và linh hồn của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới; một vĩ nhân của nhân loại trong thế kỷ XX.

Nhà khoa học giúp các nước mua vắc xin AstraZeneca giá rẻ

Mỗi liều vắc xin Covid-19 do Oxford/AstraZeneca phát triển hiện chỉ có giá khoảng 3 USD. Điều này là nhờ vào bà Sarah Gilbert, nhà khoa học tại Đại học Oxford và mẹ đẻ của loại vắc xin trên.
 

'Đứng sang một bên'

Chưa có nước nào trên 1.000 ca nhiễm một ngày mà khống chế được dịch; TP HCM có 4.000 ca nhiễm mỗi ngày, dịch đã lan rộng và sâu trong cộng đồng rồi, không có cách nào dập được; Phải sống chung với Covid để cứu kinh tế thôi, chưa chết vì virus đã chết đói rồi... Đó là một vài trong số những bình luận tôi gặp trên mạng.

'Đi chợ hộ' và những tình huống dở khóc dở cười

Do mới triển khai, mô hình "đi chợ hộ" bộc lộ nhiều bất cập, nảy sinh những tình huống mà cả cán bộ đi mua hàng hộ lẫn người dân không mong muốn.

8h sáng ngày 25/8, An và Khuyên, hai tình nguyện viên phụ trách đi chợ hộ ở phường Bình Trưng Đông (TP Thủ Đức) bắt đầu soạn và giao một số đơn hàng còn tồn đọng từ hôm trước đến nhà người dân. Đây là ngày thứ ba họ thực hiện mô hình "đi chợ hộ", do UBND huy động Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận tổ quốc và quân đội tham gia. Khoảng 30 tình nguyện viên đã chia nhau phụ trách từ khâu nhận đơn, đi siêu thị tới giao hàng.

Virus tin độc: Âm mưu xuyên tạc chiến lược vaccine, phủ nhận kết quả chống COVID-19 của Việt Nam

Hàng loạt những thông tin, hình ảnh không rõ nguồn gốc, được cắt ghép, xuyên tạc nhằm vẽ nên một bức tranh đen tối về một Việt Nam tang thương trong đại dịch COVID-19.

Robot đưa cơm, trò chuyện với F0

Robot Vibot mang 60 suất ăn, chạy dọc hành lang Bệnh viện dã chiến số 7, cất giọng "mời bệnh nhân phòng số 2 ra lấy đồ ăn", khi đến cửa phòng bệnh.

F0 lấy xong thức ăn, vẫy tay trước màn hình, robot "xin cảm ơn, tạm biệt" và tiếp tục di chuyển sang phòng khác. Suốt dọc đường đi, robot phát ra tiếng nhạc.

Ngày đầu thực hiện "ai ở đâu ở yên đó" tại TP.Hồ Chí Minh: Nhiều bất cập trong phối hợp liên ngành

Trong ngày đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện quy định “ai ở đâu ở yên đó”, nhiều nhân viên siêu thị không thể ra đường để đến công ty nhận giấy đi đường, hình chụp gửi qua điện thoại các chốt không chấp nhận, nhân viên các công ty gas cũng chưa có giấy đi đường vì các chốt bắt phải có văn bản dấu đỏ…

Chạy vào tâm dịch đón con

Sáng sớm, Nguyễn Lý Hải Vinh, 32 tuổi, hộ khẩu thường trú quận 5 (TP Hồ Chí Minh) chạy ra trụ sở UBND Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Đêm trước, anh không thể chợp mắt khi được nhà báo Hữu Nghĩa (Phóng viên Báo Nhân Dân, thường trú tại Đồng Tháp) “kết nối” với một cán bộ Tuyên giáo huyện.

Thất nghiệp trong lúc vợ mang thai, để mưu sinh, tháng 2/2021, Vinh về quê trồng kiểng. Dịch tràn đến, thực hiện Chỉ thị 15, rồi 16, Vinh hết vốn mà đường trở về thành phố cũng không còn.

KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP (25/8/1911 - 25/8/2021): Vị Đại tướng một đời vì đất nước

Trọn cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn sáng ngời phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cộng sản.

Lễ Vu Lan báo hiếu có ở Việt Nam từ khi nào?

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lễ Vu Lan bồn du nhập vào nước ta rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ. Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan bồn dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay. Đây là lễ để con cháu tỏ lòng tôn kính, báo hiếu cha mẹ còn sống hay đã qua đời, kể cả ông bà 7 đời. Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức Bông hồng cài áo để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và tỏ lòng biết ơn các bà mẹ còn tại thế với con cháu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trai trẻ: Mối duyên nợ với báo chí

Khi cuộc bãi khóa tại Trường Quốc học Huế (1927) bùng lên, Võ Nguyên Giáp là một trong những người tổ chức bãi khóa, nghĩ đến việc phải đưa tin, viết bài đăng báo cho dư luận biết để ủng hộ đấu tranh. Khi đó, tờ L'Annam xuất bản bằng chữ Pháp ở Sài Gòn là tờ báo tiến bộ nhất, học sinh các trường trung học và sinh viên đại học rất thích đọc. Võ Nguyên Giáp được anh em ủy nhiệm viết bài gửi đăng trên báo L'Annam về cuộc đấu tranh này. Đây là lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp viết bài gửi đăng báo.

Lan tỏa tình tương thân, tương ái trong mùa Vu lan

Lễ Vu lan năm nay chắc hẳn sẽ ít đỏ lửa, song ngọn lửa của tinh thần tương thân, tương ái vẫn lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền. Đó là mớ rau, củ khoai, chục trứng… góp thêm vào bữa cơm thiện nguyện cưu mang những người yếu thế; là những giọt máu hồng được san sẻ để duy trì sự sống, là hàng trăm, hàng vạn người đang ngày đêm lăn xả nơi tuyến đầu chống dịch… Đó chính là tấm lòng nhân ái, là tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.

Không cần phải mâm cao cỗ đầy, cũng không cần những nghi thức quy mô nghiêm cẩn. Ông bà xưa thường dạy: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”), có khi chỉ cần giúp đỡ hộp cơm 10.000 đồng cũng chính là những việc làm thiết thực, trân quý ấy sẽ góp phần nhân lên ý nghĩa cao đẹp của mùa Vu lan năm nay - một mùa tri ân, báo hiếu đáng nhớ.