Hôm nay là kỉ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021), đây là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô, cũng như để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời, 20/11 còn là dịp thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Chiều 19-11, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm gia đình cố GS Nguyễn Thiện Thành nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 _ 20-11-2021).
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở đầu và là cột mốc đánh dấu thời đại mới trong lịch sử loài người, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thời đại làm chủ của người lao động và quần chúng cần lao, xây dựng một chế độ không còn áp bức, bóc lột vì hạnh phúc của đông đảo nhân dân. Chính vì vậy, trong quá trình tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, từ bài học của cuộc Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 diễn ra trọng thể tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, tối 24/10. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đã có bài phát biểu quan trọng. Báo Nhà báo & Công luận xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Chủ tịch Thuận Hữu.
Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), sáng 1/9, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với 92 năm tuổi đời, gần 70 năm hoạt động cách mạng, được Đảng và Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lễ Vu Lan bồn du nhập vào nước ta rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ. Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan bồn dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay. Đây là lễ để con cháu tỏ lòng tôn kính, báo hiếu cha mẹ còn sống hay đã qua đời, kể cả ông bà 7 đời. Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức Bông hồng cài áo để tưởng nhớ những người mẹ đã khuất và tỏ lòng biết ơn các bà mẹ còn tại thế với con cháu.
Trong trái tim của mỗi người Việt Nam và Lào hôm nay và mai sau luôn khắc sâu quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt là vô cùng cao đẹp, như Hoàng thân, Chủ tịch Souphanouvong đã nêu là “cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, đẹp hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất”. Mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa hai Đảng, hai nước đã trở thành quan hệ mẫu mực, hiếm có trên thế giới, như Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã nhiều lần khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt, lâu dài, toàn diện đến như vậy”; Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nói: “Việt - Lào, hai nước chúng ta,/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.
Tôi thật sự bất ngờ khi cách đây 2 hôm, vào khoảng 10 giờ tối từ cơ quan về nhà thì tình cờ gặp 2 nữ điều dưỡng viên đi bộ trên đường Bà Huyện Thanh Quan (Q.3) giữa lúc phố phường ở TP.HCM “đã ngủ im rồi”.
Sáng 27-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM (phường Long Bình, TP Thủ Đức, TPHCM), đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 – 27-7-2021).