Nhận lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel, sáng 18-9 (theo giờ Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã lên đường thăm hữu nghị chính thức Cuba từ 18 đến 21-9.
Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), có hơn 139 triệu người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng khí hậu và Covid-19. Chủ tịch IFRC, ông Francesco Rocca, cảnh báo: “Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có khi mà biến đổi khí hậu và Covid-19 đang đẩy cộng đồng đến giới hạn của họ”.
Chiều 16-9 tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Trong không khí chân thành và tin cậy, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về các phương hướng, biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, hợp tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm.
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây lại có động thái thách thức dư luận khu vực và quốc tế. Cụ thể là giới chức Trung Quốc ngày 29-8 cho biết sẽ yêu cầu một loạt tàu phải "báo cáo thông tin" khi đi qua khu vực mà Trung Quốc coi là "lãnh hải" của nước này.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-9 vừa qua. Theo đó, Trung Quốc đặt ra một loạt yêu cầu kiểm soát các tàu nước ngoài đi vào “vùng lãnh hải” của nước này. Nhiều nước đã phản đối quyết định này, xem đó là hành vi đi ngược lại luật tự do hàng hải và là bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông.
Ngày 1-9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển.