Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?...
Chiều 30/6, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2021 do Ban Nội chính T.Ư tổ chức, đồng chí Phan Ðình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Nội chính T.Ư đề nghị các đơn vị của Ban Nội chính T.Ư bám sát vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) để theo dõi, chỉ đạo và kịp thời tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc theo kế hoạch.
Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (KTNN) là vấn đề căn cốt quy định bản chất chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điều không thể xuyên tạc, phủ nhận.
.
Tròn 110 năm kể từ ngày người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 - 5-6-2021). Con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Người mở ra đã đưa nhân dân ta từ đói khổ, lầm than, từ thân phận người dân mất nước trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập - tự do - hạnh phúc; đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngày càng giàu mạnh. Kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, toàn Đảng, toàn dân ta, với khát vọng phát triển đất nước mãnh liệt, quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngay sau khi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, vào sáng 23-5, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí. Báo SGGP xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sáng ngày 23-5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự lễ khai mạc bầu cử và tham gia bỏ phiếu tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Lúc 6 giờ 30, cử tri Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tới Khu vực bầu cử số 4, tại số 58 Nguyễn Du (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng) để bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi người dân, mỗi cử tri là người Việt Nam tích cực tham gia bầu cử, lựa chọn những đại biểu ưu tú, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh và thịnh vượng.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."
Ghi nhận kiến nghị của cử tri về việc tháo gỡ nút thắt về tích tụ ruộng đất, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 19 của Trung ương về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Dự kiến trong năm 2022, Quốc hội cũng sẽ xem xét, sửa đổi Luật Đất đai, trong đó có vấn đề đẩy mạnh thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại