Khách hàng mua sim mới thì bị gọi đòi nợ chủ cũ sim. Nhà mạng chỉ có thể gọi cho các số điện thoại đòi nợ để giải thích, không thể can thiệp gì hơn.
Người dùng cần thu thập chứng cứ chứng minh các nguyên nhân đòi nợ xuất phát từ giao dịch nào, nếu cần có thể tố cáo ra công an.
(PLO)- Người đàn ông mang tiền giả chở vợ tới nơi khám bệnh, sau đó tranh thủ đi mua ma túy để sử dụng thì gặp đặc nhiệm.
(PLO)- Các cơ quan báo chí thuộc diện sắp xếp, quy hoạch khẩn trương gửi hồ sơ về Bộ TT&TT để tiến hành các thủ tục cấp phép, thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan chủ quản theo quy định.
_Người khác dễ dàng bấm vào "quên mật khẩu" để tạo mật khẩu mới, đánh cắp tiền trong tài khoản điện tử.
_Nhiều ví điện tử không yêu cầu định danh nhưng tự khóa tài khoản của khách hàng.
_Khách hàng lo lắng về bảo mật khi cung cấp thông tin cá nhân cho ví điện tử.
_Để hỗ trợ người dùng thuận tiện trong việc định danh ví điện tử Payoo, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc điều hành VietUnion, đơn vị quản lý ví Payoo, cho biết đã và đang triển khai giải pháp kỹ thuật để hỗ trợ người dùng xác thực tài khoản.
_Ông NGUYỄN HOÀNG MINH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh TP.HCM nói: Liên quan đến việc lo ngại về tính bảo mật thông tin cá nhân của ví điện tử, tại Nghị định số 101/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và Luật An toàn thông tin mạng quy định, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến khách hàng.
Pháp luật đã quy định, nhà mạng chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn có nội dung quảng cáo đến khách hàng khi được sự đồng ý của người nhận. Nhưng vì lợi riêng, một số nhà mạng không những bất chấp quy định, mà còn tìm cách bẫy khách hàng.
Với những dòng tin nhắn nội dung quảng cáo không đủ dấu, nhà mạng đang đưa người dùng vào tròng. Khách hàng không nhắn tin từ chối đương nhiên xem như đăng ký sử dụng gói dịch vụ, mà nhắn tin từ chối vừa tốn tiền lại mất thời gian. Nhiều khách hàng không nhắn tin từ chối thì phải trả dịch vụ 6.000 đồng/ngày mà không hay biết.
Nhà mạng đã biết hành vi nhắn tin quảng cáo có nội dung không rõ ràng để thu tiền của khách hàng là trái pháp luật. Tuy nhiên, nhà mạng chỉ hủy dịch vụ khi khách hàng trực tiếp phản đối, còn hàng triệu khách hàng không phản ánh thì nhà mạng, tổng đài cứ thế thu tiền.
Bộ trưởng bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh 8 công việc bộ TTTT phải làm trong thời gian tới:
_tham mưu cho các bộ ngành và địa phương ra nghị quyết chuyên đề của cấp ủy và chiến lược chuyển đổi số của cấp chính quyền, ngay trong năm 2020 này.
_đề xuất bổ sung thêm nhiệm vụ và nghiên cứu phương án đổi tên thành cục chuyển đổi số hoặc trung tâm chuyển đổi số. Bộ TT-TT cũng sẽ đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này.
_đặt mục tiêu đưa dịch vụ công lên trực tuyến đạt 100% mức độ 4, chậm nhất là năm 2021.
_hỗ trợ 100% các địa phương triển khai nền tảng kết nối liên thông dữ liệu.
_hỗ trợ 100% các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp, ngay trong năm 2020 này.
_mỗi người có một smartphone (điện thoại thông minh)
_mỗi hộ gia đình có một đường internet cáp quang tốc độ cao.
_phát triển các doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ số tại các địa phương.
(PLO)- Bắt đầu từ ngày 1-7-2020, người dùng có thể chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ qua mạng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
(CLO) Trong 2 ngày (3-4/7), tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khoá bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng sản xuất video cho báo điện tử trên thiết bị di động.
Việc vận hành ổn định các ứng dụng trực tuyến tại 24 quận huyện cùng với Cổng dịch vụ công của TPHCM (https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn) và Cổng thông tin điện tử của các địa phương đã tạo đột phá trong giải quyết hồ sơ hành chính trên nhiều lĩnh vực. TPHCM cũng xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
(PL)- Khi gặp các sự cố như cây ngã, ổ gà, bật nắp cống, ngập nước, mất điện…, người dân ở TP.HCM có thể gọi 1022 để được xử lý nhanh nhất.