Kích hoạt các trạm y tế lưu động và các đội phản ứng nhanh, chuẩn bị lực lượng dự bị chống dịch, thí điểm đưa bác sĩ mới ra trường xuống cơ sở... là những bước đi chủ động đang được ngành y tế TP.HCM triển khai nhằm ứng phó với tình hình dịch bệnh tăng trở lại.
Chiều 9-11, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM).
Sáng nay 5.11, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Q.1, TP.HCM) mở cửa trở lại sau nhiều tháng đóng cửa vì Covid-19. Thảo cầm viên mở cửa đã thu hút nhiều khách đến tham quan, đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ. Trong tiết trời mát mẻ, ai cũng cảm thấy dễ chịu và hào hứng.
Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu câu hỏi đó khi chủ trì cuộc họp với các địa phương trọng điểm về các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động sáng 3/11.
Ngày 24-10, UBND TPHCM vừa có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết 128/NQ-CP và Quyết định 4800 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời về ban hành tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19".
Thời gian vừa qua, trên địa bàn TP.HCM có chiều hướng gia tăng trở lại các loại tội phạm như cướp tài sản, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo, trộm cắp; lợi dụng dịch bệnh, giả danh công an, cán bộ các tổ kiểm soát trên đường để cướp giật tài sản...
Những ngày vừa qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của một số người dân tại một khu vực thuộc hẻm 130 đường Lê Đình Cẩn, tổ 96, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân (TP.HCM) về việc yêu cầu chính quyền địa phương giải thích, giải quyết tiền hỗ trợ Covid-19. Cư dân tại đây cũng treo băng rôn với nội dung chưa nhận được tiền hỗ trợ cả 3 đợt.
Nhiều quán ăn, cà phê tại TPHCM vẫn phục vụ khách tại chỗ dù chưa được UBND thành phố cho phép.