Ngày 10-9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Sáng 10/9 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Helsinki, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến với Tổng thống Cộng hòa Phần Lan Sauli Niinisto.
Nhân chuyến thăm và làm việc với Nghị viện châu Âu (EP) và Vương quốc Bỉ (tối 8-9 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dành thời gian tiếp đại diện một số tập đoàn kinh tế có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Về hợp tác phòng, chống dịch Covid-19 và vaccine, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn EU đã ủng hộ 2,4 triệu liều vaccine và giúp đỡ Việt Nam phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời bày tỏ mong muốn Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu dành ưu tiên cho Việt Nam trong tiếp cận nguồn cung vaccine của châu Âu, qua cơ chế COVAX hoặc chia sẻ vaccine dôi dư, hỗ trợ cung cấp trang thiết bị y tế thiết yếu, thuốc điều trị Covid-19 trong bối cảnh Việt Nam đang rất khó khăn do chủng mới Delta gây ra.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều nay được kết nối tới toàn bộ 63 tỉnh, thành với 705 quận, huyện, thị xã và 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước, để đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp trọng tâm phòng, chống dịch thời gian tới.
Trong bài phát biểu dài 26 phút ngày 31/8, Tổng thống Joe Biden tiếp tục bác bỏ những chỉ trích về quyết định chấm dứt cuộc chiến 20 năm ở Afghanistan bằng chiến dịch rút quân vội vã. Ông ca ngợi cuộc sơ tán hàng chục nghìn dân thường Afghanistan và binh sĩ Mỹ là một "thành công phi thường", đồng thời tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự để "giúp dựng quốc".
Sau khi đạt thỏa thuận trao đổi vaccine đầu tiên trên thế giới, Hàn Quốc và Israel nhất trí đây có thể trở thành "mô hình hợp tác quốc tế".
Trung Quốc mới đây lại có động thái thách thức dư luận khu vực và quốc tế. Cụ thể là giới chức Trung Quốc ngày 29-8 cho biết sẽ yêu cầu một loạt tàu phải "báo cáo thông tin" khi đi qua khu vực mà Trung Quốc coi là "lãnh hải" của nước này.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-9 vừa qua. Theo đó, Trung Quốc đặt ra một loạt yêu cầu kiểm soát các tàu nước ngoài đi vào “vùng lãnh hải” của nước này. Nhiều nước đã phản đối quyết định này, xem đó là hành vi đi ngược lại luật tự do hàng hải và là bước đi nhằm độc chiếm Biển Đông.