Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi: Sử dụng không gian mạng kích động hoạt động khủng bố hoặc đe dọa khủng bố. Cố ý chia sẻ, bình luận cổ súy cho các thông tin tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân khủng bố trên không gian mạng.
Mức phạt cao nhất với người đưa lên mạng xã hội thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 là bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng ...
Cô gái 21 tuổi đăng Facebook khoe với bạn bè “Nhờ ba chồng quyền lực nên được tiêm thuốc Mỹ” là thông tin sai sự thật và bị phạt 7,5 triệu đồng.
Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện các trang, nhóm không rõ nguồn gốc mang tên “Hội đồng hương Sóc Trăng”, đăng tải nhiều thông tin kêu gọi người dân tỉnh nhà đóng tiền để đăng ký về quê.
Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp (TP.HCM), khẳng định thông tin trên mạng xã hội nêu 'Mái ấm tình mẹ ở P.10, Q.Gò Vấp có 245 người mắc Covid-19' là không đúng sự thật.
Đã đến lúc cần “dọn dẹp” mạnh mẽ và quyết liệt để thanh lọc và trả lại cho hoạt động từ thiện cũng như những người làm từ thiện chân chính môi trường sạch sẽ, không vấy bẩn, để niềm tin vào điều thiện lành và tử tế không bị rơi rụng, để đạo lý tương thân tương ái đầy nhân văn của dân tộc luôn mãi lung linh và tỏa sáng!
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương bị phạt 5 triệu đồng vì đưa tin bịa đặt, phê phán chính quyền P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM) bỏ đói, không cho người dân nhận cứu trợ...
Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM vừa thông tin, đơn vị đang phối hợp với các cơ quan chức năng, xác minh, xử lý hành vi cung cấp thông tin, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm điều trị Covid-19 không có sự cấp phép của Bộ Y tế trên mạng xã hội.
Từ kiến nghị của Đồng Nai, ngày 25.8, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Y tế xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Donacoop nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer.