Chính phủ cũng cần sớm cho sửa các quy định về trái phiếu doanh nghiệp. Với việc siết lại tiêu chuẩn về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng theo Thông tư 16/2021 và Nghị định 65/2022, thị trường đối mặt với những điều chỉnh mạnh, nhất là sau những vụ việc liên quan đến Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát...
Hoàn thành tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), khởi công Vành đai 3, hoàn thiện hồ sơ để triển khai Vành đai 2, 4, cao tốc TPHCM - Mộc Bài, cầu Thủ Thiêm 3, 4, cầu Cần Giờ là mục tiêu TPHCM đặt ra trong năm 2023 để sớm hoàn thiện hạ tầng giao thông.
Trả lời câu hỏi của ĐB, Chủ tịch UBND TPHCM tâm đắc điều gì? Đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ: “Tôi nghĩ làm sao khi có chủ trương xong rồi phải chuyển hóa thành đề án, kế hoạch để thực sự khơi thông được các nguồn lực. Từng sở ngành, cán bộ đảng viên phải chuyển tâm thế, cùng xốc lại với nhau. Hai điều tôi tâm huyết là nguồn lực và cán bộ".
Tại buổi làm việc với TPHCM về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ triển khai các công trình trọng điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần phải thiết kế công cụ kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Sáng 27/11, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, khảo sát dự án mở rộng Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dự án mở rộng Quốc lộ 50.
Mỗi ngân hàng rà soát toàn bộ mạng lưới của mình, xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo phê duyệt hồ sơ, giải ngân cho khách hàng vay vốn theo đúng quy định.
Chiều 25-11, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, làm việc với quận Bình Tân về tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các kiến nghị, đề xuất của quận.
Ngày 29/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2022. Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng cho biết, cách đây đúng một năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). 10 tháng của năm 2022 đã đi qua, tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, song tình hình KT-XH cả nước đạt được nhiều kết quả cơ bản, quan trọng.
Trước áp lực lạm phát toàn cầu tăng cao, đồng USD lên giá mạnh và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất. Nhu cầu vốn tăng cao vào dịp cuối năm do nhu cầu vay kinh doanh, tiêu dùng, trả lương, thưởng, nhưng tín dụng eo hẹp khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải xoay xở đủ đường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2022 phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp sáng 20/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.