Do tình hình dịch bệnh, thay vì tổ chức Lễ trao giải như thường lệ vào Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6, năm nay Ban tổ chức phải lùi thời gian trao giải.
Tiếp nối thành công các năm trước, Tạp chí Người Làm Báo vừa công bố Thể lệ Giải Báo chí "Về Đồng bằng sông Cửu Long" lần thứ VI - năm 2021.
Thời gian nhận tác phẩm: Hạn cuối ngày 31/10/2021 (theo dấu bưu điện). Dự kiến trao giải trong tháng 11/2021. Ban Tổ chức đã công bố Thể lệ Giải Báo chí “Về Đồng bằng Sông Cửu Long” lần thứ VI – 2021 và các thông tin chi tiết trên website: nguoilambao.vn; lambao.com.vn.
Chiều 12-10, đoàn công tác do đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM làm trưởng đoàn đã đi thăm, động viên cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương tham gia cùng TPHCM phòng chống dịch Covid-19.
Chiều 12/10, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác đã đến thăm, động viên cán bộ, phóng viên, nhân viên Cơ quan thường trực Báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh.
Ở đời, ngại nhất là tự nói về mình. Kêu khổ còn chả nên, huống hồ chia sẻ, kể lể công lênh. Ấy vậy mà có một cuộc thi đề cao chữ Tôi – cuộc thi Tôi và Thái Nguyên. Tôi viết về tôi và chắc chắn được bạn đọc thể tất vì tiêu chí cuộc thi nó vậy…
Tác nghiệp trong mùa dịch tạo ra thử thách cho mỗi nhà báo, phóng viên. Nhưng vượt qua mọi hoàn cảnh ngặt nghèo, nỗi sợ về nguy cơ có thể lây nhiễm, người làm báo vẫn luôn có suy nghĩ tích cực để mang đến những thông điệp quý giá đến công chúng.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Tạp chí Người Làm Báo – Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng – Bộ Y tế tổ chức tọa đàm trực tuyến “Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19”.
Trưa 17-9, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã đến thăm, động viên phóng viên, biên tập viên, người lao động của Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Đài Truyền hình TPHCM mắc Covid-19.
Lực lượng y tế của chúng ta, không chỉ ở các điểm nóng mà khắp cả nước đều đang gồng mình chiến đấu, giành lại sự sống cho người nhiễm dịch.
Trên sóng VTV1, những thước phim phóng sự có tựa đề “Ranh giới” khiến nhiều người chảy nước mắt và thật sự nghẹn lòng trước biết bao cảnh cứu người kiên trì, bền bỉ của các thầy thuốc. Đội ngũ y tế tại những điểm nóng đang bị quá tải trầm trọng.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động đã có các bài đăng kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Ngày 10-9, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) tổ chức chương trình “Đồng hành vượt cạn”, nhằm thiết thực hỗ trợ cho 1.000 phụ nữ mang thai có các điều kiện để sinh con thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19 đang phức tạp.
Chương trình có sự phối hợp của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TPHCM, Hội Hộ sinh TPHCM và sự đồng hành tài trợ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Hội Nữ Doanh nhân TPHCM (HAWEE), Quỹ Công tác xã hội Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Trọng Bình.