Những hành vi phát tán tin giả, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước... cần phải được xử lý nghiêm.
(CLO) Từ 01/12/2020, nhiều mức phạt trong hoạt động báo chí tăng mạnh, theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Trong đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh chính sách tiền lương, thì quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản; hướng dẫn mới về thời hạn nộp tiền sử dụng đất, xử lý hành vi kê khai tài sản không trung thực, chây ỳ không chịu kê khai… là những chính sách mới đáng lưu ý sắp có hiệu lực từ tháng 12-2020.
Ngày 18/11, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa phối phợp với Tạp chí Người làm báo tổ chức hội thảo với chủ đề “Vấn nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí”.
Luật Cư trú (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định rõ 13 hành vi/nhóm hành vi bị nghiêm cấm về cư trú.
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường quản lý, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi thông tin bão lụt sai sự thật trên mạng xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng Bộ Công an phát hiện gần 790.000 tin, bài viết, video có nội dung xấu độc, sai sự thật, nhất là “cơn bão tin giả” liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19.
Ngày 28.10, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ra quyết định xử phạt hành chính 4 trường hợp vì đăng thông tin sai sự thật về tình hình mưa lũ trên mạng xã hội facebook.
Chiều 26-10, thông tin từ Công an huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh cho biết, công an xã Tân Lâm Hương đã mời chị N.T.Tr., 29 tuổi, ngụ thôn Mỹ Triều, xã Tân Lâm hương đến làm việc về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.
LĐO - Ngày 25.10, Thanh tra Sở TTTT tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa phối hợp Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh xử lý việc đăng thông tin sai sự thật trên Facebook về tình hình mưa lũ.