Tìm kiếm: Sở Công Thương

Trung tâm An sinh TPHCM tiếp nhận 1 triệu suất ăn cho người khó khăn

Chiều 16-8, Trung tâm An sinh xã hội TPHCM tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện chương trình an sinh xã hội; phối hợp các đoàn thể giúp đỡ người dân trong diện hộ nghèo và người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Tô Thị Bích Châu, Giám đốc Trung tâm An sinh xã hội TPHCM; Bí thư Thành Đoàn TPHCM Phan Thị Thanh Phương; Giám đốc Sở Công thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ.

Nhà báo và những câu chuyện nghĩa tình trong tâm dịch Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh và cuộc “tiếp sức” tuyến đầu

Cuộc “tiếp sức” bắt nguồn từ một lá thư tâm sự của một Giám đốc bệnh viện gửi tới toàn thể y bác sĩ của mình. Cuộc “tiếp sức” ấy bắt đầu từ việc Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh kêu gọi các cơ quan báo chí đồng hành, chung tay bằng chính kinh phí trích ra từ mỗi tòa soạn báo. Sự đóng góp “ngoài sức mong đợi” là món quà ấm áp trong mùa dịch, là sự sẻ chia... của người làm báo với lực lượng tuyến đầu.

TP.HCM yêu cầu khẩn: Quận, huyện đăng ký thời hạn, tiến độ tổ chức cho chợ hoạt động lại

TP.HCM hiện có 40 chợ đang hoạt động và 197 chợ tạm ngưng (tính cả 3 chợ đầu mối) trong tổng số 237 chợ.

'Vùng xanh' tại TP.HCM chỉ có 1 lối đi ra vào, đóng chặt các hẻm nhỏ

UBND TP.HCM yêu cầu mỗi khu vực "vùng xanh" chỉ thiết lập 1 lối đi vào - 1 lối đi ra riêng biệt được kiểm soát 24/24 giờ nhưng phải đảm bảo cho xe cấp cứu, cứu hỏa di chuyển được.

Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi được ra đường sau 18 giờ

Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng bình ổn ở TP HCM được chạy trên đường từ 18h đến 6h sáng trong thời gian tăng cường biện pháp giãn cách xã hội.

Chỉ đạo được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra chiều 9/8, sau đề xuất của Sở Công thương nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hoá; vệ sinh, khử khuẩn ở khu vực kinh doanh.

TP.HCM mở bán lại lương thực, thực phẩm tại chợ truyền thống

UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Công thương cùng các địa phương nghiên cứu giải pháp tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống tại khu vực lân cận.

EVNHCMC ký hợp đồng mua bán điện sinh hoạt hình thức điện tử

Phiếu đi chợ thực tế không đơn giản, nhiều người rối

Trong ngày 30-7, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rơi vào tình trạng quầy kệ trống hàng sớm, đặc biệt là các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm, hải sản… Nhiều nơi khách xếp hàng chờ 2-3 tiếng vẫn chưa được vào mua sắm.

Ai lo cho dân tốt nhất?

Có nơi thiếu thực phẩm, bà con chen lấn đi siêu thị, than vãn kêu cứu trên mạng xã hội vài ngày không mua được rau. Có nơi chặn phạt người dân ra đường vì mua hàng thiết yếu, dân phản ứng gây bức xúc dư luận, mất uy tín bộ máy công quyền.

Có chỗ cấm shipper, chỗ lại khuyến khích dùng xe công nghệ để chở hàng. Chỗ chặn xe nông sản, chỗ lại bán đặc sản địa phương đạt doanh số kỷ lục ngay trong đỉnh dịch.

Cùng một bài toán, địa phương làm tốt, địa phương làm dở, rất cần học nhau.

TP.HCM: Thêm hướng dẫn đi lại, shipper được hoạt động liên quận, huyện

UBND TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn việc di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/2020 của Thủ tướng.
Điểm mới của văn bản này là TP.HCM cho phép người dân đi tiêm vắc xin được ra đường sau 18 giờ. Giấy tờ gồm giấy mời tiêm hoặc tin nhắn điện thoại, và thẻ/phiếu nhận diện (màu sắc thay đổi hằng ngày) để người đi tiêm vắc xin đeo trên ngực, phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng. UBND TP.HCM cũng cho phép một số địa phương triển khai tiêm vắc xin sau 18 giờ để đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Tháo nút nghẽn: 'Hàng thiết yếu' bị hiểu chỉ là lương thực thực phẩm

Trừ những mặt hàng không thiết yếu, bị hạn chế lưu thông có trong danh mục, tất cả các loại hàng hóa còn lại phải được lưu thông để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như hoạt động sản xuất, xuất khẩu...

Để nông sản miền Tây không mãi giải cứu : *Kỳ 1: Khó lưu thông, nông sản ùn ứ, rớt giá *Kỳ 2: Chung tay kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản *Kỳ 3: Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp

Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.