Nếu trong quý 4-2021 và quý 1-2022, TPHCM có thể dành ngân sách 1.522,5 tỷ đồng để chi cho 2 chương trình ngắn hạn (lo cho 427.000 người đã mắc Covid-19 và gia đình của 16.500 người đã mất vì Covid-19; hỗ trợ 300.000 lao động đã về quê quay lại TPHCM) và nhận được từ ngân sách Trung ương theo Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19-10-2021 28.200 tỷ đồng để hỗ trợ khoảng 175.000 doanh nghiệp và 171.000 hộ kinh doanh cá thể có đủ thanh khoản để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý 4-2021 và quý 1-2022 thì từ quý 3-2022, kinh tế TPHCM sẽ tăng tốc phát triển
Đối với ngành y tế, “Có lời nào để nói hết sự hy sinh, đóng góp rất to lớn ấy”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên bày tỏ và khẳng định trong những ngày tháng chống dịch Covid-19 vừa qua, lực lượng y tế đã kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ với nhân dân TPHCM để chiến đấu với một dịch bệnh khốc liệt và căng thẳng nhất từ trước tới nay.
Ngày 27-10, ông Lê Hòa Bình - phó chủ tịch UBND TP.HCM, phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - ký ban hành quyết định số 3677 điều chỉnh bổ sung quyết định 3585/QĐ-BCĐ ngày 15-10-2021 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
Khi “vi rút sợ trách nhiệm” vẫn đang âm thầm lây lan trong đội ngũ cán bộ nhiều cấp, tư tưởng trì trệ “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai” đã trở thành nguy cơ cho sự phát triển đất nước.
Vì vậy, Kết luận 14 của Bộ Chính trị về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đang được kỳ vọng là liều "vắc xin" hiệu quả khi đi vào cuộc sống...
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã có tờ trình UBND TP.HCM bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.HCM.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm giảm gần 5%, giải ngân đầu tư công chỉ đạt 32% và hàng loạt chỉ tiêu không đạt, TP.HCM 'đã trả một cái giá không nhỏ' để 22 quận, huyện đạt tiêu chí kiểm soát dịch và bước vào giai đoạn bình thường mới.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu, trong báo cáo đánh giá kinh tế - xã hội của Chính phủ có đề cập phải tăng cường xã hội hóa, nhưng "không hiểu vì lý do gì, đến giờ, vẫn chưa cho phép vaccine dịch vụ. Nếu cho phép tiêm vaccine dịch vụ, thì các công ty tư nhân sẽ phát huy khả năng, tìm nguồn vaccine kịp thời, giúp bao phủ nhanh chóng vaccine cho người dân, đáp ứng nhu cầu của người dân về vaccine".