Công an TP.HCM vừa triệt phá đường dây làm giấy đi đường giả cực lớn, được bán với giá từ 1 - 2 triệu đồng/giấy.
Ngân hàng nhà nước vừa phát cảnh báo khẩn tới toàn hệ thống để thông báo cho khách hàng về các hành vi lừa đảo trong hoạt động thanh toán.
Hàng loạt ứng dụng (app) đào tiền ảo, vay vốn, đầu tư tài chính... lừa đảo đã xuất hiện trong thời gian qua để lấy cắp tiền của người sử dụng.
Kết luận điều tra vụ án “giả mạo trong công tác” của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) cho thấy, Trường ĐH Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), trong đó có nhiều người “mua bằng” là cán bộ công chức nhà nước. Đáng chú ý, có 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh, bảo vệ luận án. Vậy là bằng cấp giả đã, đang len lỏi trong đội ngũ cán bộ!
Chiều 9.11, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng mua bán giấy tờ giả trên mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định, ngay trong đội ngũ cán bộ có nhiều người sử dụng giấy tờ giả.
'Ba trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì cả 3 đều là giáo viên. Thật đáng buồn và đáng lo. Buồn vì đã là giáo viên mà còn nhận thức yếu kém như thế...', một bạn đọc chia sẻ.
TTO - Ngày 1-9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 12, TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đôn Đạt (25 tuổi), Nguyễn Văn Duy (24 tuổi, cùng ngụ TP Hà Nội) và Phạm Đức Duy (25 tuổi, ngụ tỉnh Thanh Hóa) để điều tra về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".