Ngày 22-9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự hội nghị và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930 - 03-02-2024), Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết với tiêu đề “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng". Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội thảo Lý luận lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba.
"Đề cương về văn hóa Việt Nam" năm 1943 (sau đây gọi tắt là Đề cương) được coi là văn kiện mở đường cho nền văn hóa cách mạng Việt Nam, trong đó, Đảng đã vạch ra ba nguyên tắc của cuộc vận động văn hóa ở Việt Nam là “dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa”.
Tại Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội tổ chức ngày 29/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê đã có những chia sẻ về việc xây dựng và phát triển giá trị văn hóa, con người TPHCM gắn với xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP mang tên Bác.
Ngày 17-11, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM phối hợp cùng Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học Văn hóa Hồ Chí Minh lan tỏa trong lòng người dân ở TPHCM.
Lấy con người làm trung tâm, ưu tiên bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, tính trung thực và tinh thần chủ động, sáng tạo, phát huy năng lực tự học, ý thực tự chủ, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, rèn luyện bản lĩnh, tư duy phản biện, phong cách làm việc khoa học.
Cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn của giới học giả quốc tế. Báo Sự thật của Đảng Cộng sản LB Nga số ra ngày 17/2/2022 đăng bài viết của tác giả Piotr Tsvetov với tựa đề “Việt Nam tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”, trong đó đưa ra nhiều nhận định sâu sắc về cuốn sách của Tổng Bí thư.
Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?...
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."