Sáng 10-7, HĐND TPHCM khóa X khai mạc kỳ họp thứ 10 để xem xét nhiều tờ trình quan trọng của UBND TPHCM về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Tham dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM, Đại biểu Quốc hội khóa XV; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM…
Chính phủ yêu cầu các bộ - ngành xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, làm hủy hoại đất, thoái hóa đất, hành vi trốn thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hành vi tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai…
Chiều 1-7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Nói đến Phú Quốc (Kiên Giang) thì rừng như linh hồn sống còn của người dân xứ "đảo ngọc". Ai cũng biết cùng với sự phát triển thì có thể rừng bị ảnh hưởng nhưng khi len lỏi trong rừng đã đầy rẫy cọc đá, dây thép thì đến chính du khách đến "đảo ngọc" cũng thất vọng.
Định hướng không gian sử dụng đất theo vùng lãnh thổ cũng đã được xác định rõ tại nghị quyết này. Theo đó, thúc đẩy phát triển TPHCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TPHCM - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng biển container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành.
Sáng 13/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành phố, với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành Nghị quyết về Hải Phòng là 88,58% (442/477 đại biểu tham gia biểu quyết), Nghệ An là 86,17% (430/467), Thanh Hóa là 82,97% (414/462), Thừa Thiên Huế là 87,37% (436/470).
Cây cao su được đưa vào Việt Nam đã hơn một thể kỷ do chủ đồn điền người Pháp trồng trên vùng đất Nam bộ, sau đó phát triển ra nhiều đồn điền thuộc vùng Duyên hải Miền Trung. Những năm đất nước khó khăn cây cao su được ví là cây kinh tế mũi nhọn, được Chính phủ giao cho Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phát triển, trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu của cả nước.
Theo Tập đoàn, cây cao su đã phát triển ở Việt Nam từ năm 1897, phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam bộ, dần phát triển ra khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Miền núi phía Bắc. Thực tiễn cho thấy, các doanh nghiệp cao su, nông dân trồng cao su tuy có khó khăn ở từng thời điểm nhưng cây cao su đã mang lại nguồn sống cho nhân dân lao động, tổng thể các doanh nghiệp trồng cao su của Tập đoàn hoạt động có hiệu quả, có tích lũy… đã đóng góp lớn lao vào công cuộc giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.