2 sản phẩm thực phẩm chức năng có nhãn hiệu: “Lazarus Naturals Full Spectrum CBD TINCTURE” và “Lazarus Naturals RELIEF + RECOVERY CBD MUSCLE GEL” được giới thiệu có "công dụng làm đẹp da, chữa ung thư" bị cảnh báo có chứa chất ma túy tổng hợp Delta-9-tetrahydrocanabinol (THC)
Ngày 26-2, trước tình trạng tràn lan quảng cáo sai sự thật về thực phẩm chức năng (TPCN), đặc biệt là việc giả danh, mượn hình ảnh nghệ sĩ, diễn viên và bác sĩ để quảng cáo, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan y tế, đồng thời có biện pháp mạnh với Facebook, Google, YouTube, yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam về quảng cáo.
Nhiều trường hợp giả danh Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Công an, Quốc phòng, sử dụng hình ảnh người của công chúng, nhà khoa học đã nghỉ hưu để quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo trên mạng xã hội, đài truyền hình địa phương.
Trong phiên họp Quốc hội sáng 9-11, đại biểu Tô Thị Bích Châu (TP.HCM) cho biết lô hàng với 22.000 lon sữa do đồng bào ở Úc ủng hộ cho trẻ em khó khăn trong đại dịch COVID-19 tại TP.HCM về nước đã một tháng nhưng không lấy ra được.
Ngày 9-11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể, thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách. Công tác phòng chống dịch Covid-19 tiếp tục được nhiều ĐB bày tỏ quan tâm. ĐB Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo, sớm đánh giá lại quy định tạm thời về việc "thích ứng an toàn", từ đó, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, giảm số ca mắc, giảm ca tử vong.
Hiện tượng quảng cáo mạo danh các cơ quan báo chí, lợi dụng uy tín của các đài truyền hình bằng việc cắt ghép hình ảnh, logo, chèn hình ảnh MC, BTV... nhằm đánh lừa người tiêu dùng để bán hàng trục lợi...đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên không dễ kiểm soát bởi chúng được dàn dựng hết sức tinh vi, thậm chí có cả những phóng sự, clip thực hiện khá bài bản cứ như phóng viên Đài truyền hình đang giới thiệu sản phẩm thật. Vấn đề này, nếu không có những chế tài đủ mạnh thì sẽ để lại những hậu quả xấu cho người dân, người tiêu dùng và cho toàn xã hội
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết một số website, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) đang bán các sản phẩm kẹo Hamer có chứa N - desmethyl Tadalafil, là dược chất điều trị rối loạn cương dương, rất độc hại. Đầu tháng 10 vừa qua, cơ quan chức năng lần đầu tiên phát hiện “nước xoài” - biến tướng mới của ma túy hay chất gây nghiện được pha vào tinh dầu thuốc lá điện tử.
LĐO - Ngày 1.9, Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đã thông tin về quá trình xử lý vụ việc "Pate Minh Chay" của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối Sống Mới (địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum.
(TTXVN/Vietnam+) - Ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 13/7 đến 18/8 đã xuất hiện 9 ca bệnh tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, tứ chi yếu cơ, khó nuốt, liệt cơ, khó thở...