Để có thể biến văn hóa thành nguồn lực, khai thác di sản văn hóa như những tài nguyên, theo Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang, giải pháp quan trọng đầu tiên phải là đổi mới tư duy nhận thức một cách cân bằng; trước hết là phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm văn hóa không chỉ là một lĩnh vực hoạt động, phải hiểu văn hóa là một nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt, khí chất của một dân tộc.
Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24-11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định vai trò lớn của văn hóa; đồng thời bày tỏ tin tưởng sau hội nghị này, công tác văn hoá sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới.
Công tác xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, liên tục phát triển và khẳng định qua các kỳ đại hội của Đảng từ Đại hội IX đến nay. Tại Nghị quyết số 28, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), “nền văn hóa” lần đầu tiên được Đảng ta xác định là mục tiêu của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đến Đại hội XIII của Đảng, an ninh tư tưởng - văn hóa được xác định là một trong những trụ cột quan trọng của “Chiến lược An ninh quốc gia” thế kỷ 21.
Chiều 22-11, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng và một số công tác của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
“Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Vì vậy, nội dung văn hóa phải có ý nghĩa giáo dục... Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất.” (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.470)
Thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Nhật Bản thảo luận các định hướng, biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển thực chất và hiệu quả trong các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, an ninh quốc phòng, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân.
Sáng 20/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đến thăm và chúc mừng Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: Văn hoá học đường chính là vấn đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực những con người có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.