Ngày 29/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2022. Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng cho biết, cách đây đúng một năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH). 10 tháng của năm 2022 đã đi qua, tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, song tình hình KT-XH cả nước đạt được nhiều kết quả cơ bản, quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng năm 2022 phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tại phiên khai mạc Kỳ họp sáng 20/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.
"Vừa qua vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - PV) và các tổ chức, đơn vị có liên quan cùng với những vụ việc khác liên quan đến thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán xảy ra trong năm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy đối với việc phát triển bền vững thị trường vốn, đối với xã hội", tóm tắt báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhận xét.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc sáng nay, 3/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Ngày 16.9, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học hoàn thiện pháp luật về tổ chức chính quyền TP trực thuộc trung ương, từ thực tiễn TP.Thủ Đức.
Trong các ngày 9 và 10/9/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về các đề án.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp) cùng hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Các đối tác mà Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do có độ phủ rộng hầu hết các châu lục, với gần 60 nền kinh tế có GDP chiếm gần 90% GDP thế giới